Chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Trong năm 2000-2015, số liệu thống kê từ Viện Tim mạch Việt Nam cho biết tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng khoảng 1% mỗi năm và chiếm 25%, vậy trong 4 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh lý tăng huyết áp - Theo Viện Nghiên cứu & Tư vấn dinh dưỡng.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam
Sự gia tăng của các bệnh mạn tính không lây trở thành mối quan tâm hàng đầu của Bộ Y tế trong việc khuyến khích người dân chăm sóc sức khỏe chủ động. Chăm sóc sức khỏe chủ động hướng đến việc phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe từ thể chất đến tinh thần thay vì chỉ tập trung vào điều trị khi đã mắc bệnh. Đây được xem là một phần quan trọng trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia trong giảm thiểu gánh nặng y tế.
Dinh dưỡng cân bằng là yếu tố then chốt
Với xu hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động, dinh dưỡng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý chính là phòng tuyến vững chắc đẩy lùi và hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo thống kê, cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ sức khỏe lên đến 31. Tuy nhiên, đối với một cơ thể sống quá 'nghèo nàn' dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất sẽ không bao giờ có đủ sức đề kháng để chống lại dịch bệnh và ung thư. Điều quan trọng nhất để giải quyết mọi vấn đề sức khỏe chính là ý thức chủ động của chính con người trong việc bảo vệ sức khỏe.
Chia sẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe chủ động, Ths.BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng, cho biết: 'Đa phần chúng ta thường ăn uống theo bản năng, lựa chọn thực phẩm ngon miệng mà quên đi sự lành mạnh của bữa ăn. Khi đối mặt với các vấn đề sức khỏe, nhiều người mới áp dụng những chế độ ăn khắc nghiệt nhưng lại thiếu tính khoa học. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống bằng cách ưu tiên những thực phẩm lành mạnh và trang bị kiến thức dinh dưỡng vững chắc. Tự chăm sóc sức khỏe một cách chủ động không chỉ giúp giảm nguy cơ bệnh tật mà còn mang lại một cuộc sống chất lượng và bền vững hơn'.
Ở hầu hết các bệnh lý, trong đó có ung thư, tỷ lệ người bệnh tử vong do suy nhược cơ thể vì thiếu chất cao hơn nhiều lần tỷ lệ tử vọng do tình trạng bệnh. Việc hiểu đúng và bổ sung cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp chúng ta có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh, tăng tỷ lệ điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ.
Ngành dinh dưỡng - Cung không đủ cầu
Quy định của Bộ Y tế, bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu một người làm chuyên môn về dinh dưỡng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thì trong 1.224 bệnh viện thuộc cả nước, hiện mới có 794 bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng, tuy nhiên mới có 58 bệnh viện thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện theo đúng quy định.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu & Tư vấn dinh dưỡng, chỉ sau một năm thành lập Phòng Đào tạo Dinh dưỡng, Viện đã trực tiếp đào tạo cho hơn 30.000 đối tượng là cá nhân, nhân viên y tế và tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung kiến thức dinh dưỡng y khoa.
Thực tế, ngoài các cơ sở y tế & bệnh viện, người dân lại khó tiếp cận các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng do sự thiếu hụt các cơ sở uy tín - tận tâm - chuyên môn cao về dinh dưỡng. Xuất phát từ lý do đó, 'Viện Nghiên cứu & Tư vấn dinh dưỡng hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trẻ, vững chuyên môn cho ngành dinh dưỡng, đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm góp phần đưa khoa học dinh dưỡng đến với cộng đồng' - Theo Ths.BS. Đặng Ngọc Hùng.
Việc chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình từ chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học là vô cùng cần thiết hiện nay giúp tạo ra một 'màng bảo vệ' toàn diện và mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho cả gia đình.
PV