Lý giải xu hướng chuyển dịch điểm đến du học về châu Á
Theo chuyên trang giáo dục quốc tế ICEF Monitor, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu về sự chuyển dịch sinh viên quốc tế. Du học sinh Việt Nam chiếm vị trí số 1 tại Đài Loan, số 2 tại Nhật và nằm trong nhóm 10 quốc gia có đông sinh viên nhất tại Mỹ, Úc và Canada.
Phụ huynh Việt đề cao lựa chọn du học ở bậc đại học.
Các trường đại học danh tiếng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều trên các bảng xếp hạng uy tín như QS, THE hay USNews. Năm 2022, Trung Quốc lần đầu vượt Hoa Kỳ về số lượng trường đại học trên các bảng xếp hạng quốc tế. Theo USNews, có 280 trường đại học Trung Quốc có mặt tại bảng xếp hạng này, trên tổng số 2.000 trường thuộc hơn 90 quốc gia.
Bên cạnh chất lượng đào tạo, các yếu tố như học phí, sinh hoạt, lịch sử, văn hóa, ẩm thực hay sự ổn định chính trị cũng không kém phần quan trọng khi phụ huynh châu Á đề cao hai yếu tố chi phí và sự an toàn, theo nghiên cứu của tập đoàn giáo dục INTO năm 2022.
Các thống kê cập nhật đến hết 2023, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan chiếm 4/5 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các điểm đến du học của người Việt. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 37.940 sinh viên theo số liệu của Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) tính đến tháng 4/2022. Trung Quốc thống kê từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022 của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tăng trưởng nhanh khi đạt 27.000 người, gấp rưỡi số lượng 11.000 sinh viên thống kê năm 2018.
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là các lựa chọn hàng đầu của sinh viên Việt Nam khi lựa chọn du học châu Á.
Cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam
Ông Haike Manning - Đại diện Công ty tư vấn giáo dục quốc tế Acumen chia sẻ với trang tin University World News rằng kỳ vọng của phụ huynh là khoản đầu tư giáo dục quốc tế sẽ đem đến cơ hội công việc cho con em mình. Vì thế, phần lớn sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản hay Hàn Quốc trong những năm vừa qua đều gắn với lý do cơ hội việc làm tại quốc gia bản địa sau tốt nghiệp.
Mong muốn này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của INTO năm 2022 khi 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định điểm đến du học lần lượt là (1) trải nghiệm phù hợp với ngành nghề đang theo đuổi, (2) chất lượng giáo dục, (3) cơ hội việc làm, (4) khả năng vừa học vừa làm.
Các yếu tố về công việc ảnh hưởng lớn đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam.
Theo đại diện Viện Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Phenikaa, mong muốn này của học sinh và phụ huynh là có cơ sở khi trong những năm vừa qua, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã liên tục được nâng cao. Trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam với 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kéo theo hàng trăm nghìn cơ hội việc làm giữa hai nước.
Bên cạnh Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam khi trở thành quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới trong nửa đầu 2024.
'Nhận thấy sự trùng khớp giữa mong muốn của học sinh, phụ huynh và yêu cầu từ thị trường, chúng tôi đã kết hợp với Đại học Yeungnam (Hàn Quốc) và Trường Đại học Sư phạm Thủ đô (Trung Quốc) xây dựng hai chương trình liên kết 2+2, đưa sinh viên Việt Nam được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và khả năng làm việc sang du học tại hai quốc gia này' - đại diện Trường Đại học Phenikaa cho biết thêm.
Mô hình liên kết hỗ trợ tốt cho sinh viên vững vàng bước vào thị trường lao động.
Chương trình liên kết 2+2 với 2 năm học hiểu bối cảnh Việt Nam và 2 năm làm quen thị trường quốc tế, sinh viên sẽ có góc nhìn rộng mở hơn về kinh tế xã hội, thúc đẩy các em tự nhìn nhận, hoàn thiện bản thân, nhanh chóng thích nghi với các môi trường khác nhau. Từ đó, đáp ứng các nhu cầu công việc, thành nhân sự chất lượng cao, có thu nhập tốt đúng như kỳ vọng ban đầu từ gia đình.
PV