Gần một nửa số game thủ hiện nay là nữ giới. Mặc dù vậy, hầu hết phụ nữ không cảm thấy thực sự thoải mái khi chơi game bởi thường xuyên gặp vấn đề liên quan đến quan niệm, giới tính về việc chơi game.
1. Văn hoá ứng xử
'Tôi gần như hoàn toàn giấu giới tính của mình trong 10 năm qua khi chơi game trực tuyến để có thể chơi game thoải mái, không bị làm phiền hay săm soi' - một nữ game thủ cho biết trong một cuộc khảo sát năm 2018.
Hơn một nửa số game thủ nữ che giấu giới tính của mình bằng cách sử dụng tên người dùng nghe có vẻ nam tính hoặc thay đổi giọng nói để không bị người khác quấy rầy khi chơi game. Những người không giấu giới tính thật thường bị kỳ thị, phân biệt giới tính hay thậm chí quấy rối tình dục với những lời nói thiếu văn hoá, xúc phạm của những người chơi khác, đa phần là nam giới.
Game thủ nữ chịu nhiều áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài môi trường game.
Trong một nghiên cứu về game trực tuyến, 77% phụ nữ cho biết họ đã gặp phải với những hành vi không mong muốn khi chơi game. Một nữ streamer nổi tiếng chia sẻ sợ phải tương tác quá nhiều với những người chơi khác trong các cuộc trò chuyện trong game bởi khi biết là con gái thì sẽ gặp rắc rối lớn. Ở Việt Nam có lẽ không nặng nề về vấn đề này những nữ giới chơi game nước ngoài thường than phiền về những điều thiếu văn hoá mà nhiều người cùng chơi khác hướng về phía họ.
Một nữ streamer da màu, đồng tính khác chia sẻ phải chịu đựng những lời gièm pha về chủng tộc, những bài đăng trên internet về khuôn mặt của cô ấy bị chỉnh sửa và 'troll' không thương tiếc. Mặc dù tỷ lệ nữ giới trong trò chơi ngày càng tăng lên nhưng nam giới vẫn chiếm ưu thế. Chỉ 30% nhà phát triển trò chơi là có phụ nữ tham gia vào năm 2020, tăng từ mức chỉ 3% từ năm 1989. Sự chênh lệch giới tính cũng khiến nữ giới chịu áp lực nhiều hơn. Khó khăn của họ là việc có bộ phận người chơi khó chấp nhận bởi kỹ năng chơi game, khả năng kết nối team cũng như tần suất có thể online khi chơi.
2. Thể loại game
Bên cạnh đó, nữ giới chỉ có thể chơi và chơi tốt ở một số thể loại nhất định và thường ít hơn so với nam giới. Chẳng hạn những trò chơi đòi hỏi tính hành động, phản xạ nhanh như game bắn súng hoặc tính chất rùng rợn như game kinh dị thì không phải nữ giới ai cũng có thể chơi. Chính vì thế, khó khăn về thể loại cũng hạn chế phần nào game thủ nữ tham gia. Một thống kê cho hay chỉ có 7% người chơi là nữ chơi game bắn súng góc nhìn thứ nhất nhịp độ nhanh như Call of Duty và Valorant.
Một số game kén chọn nữ giới chơi game.
3. Khả năng chơi trong thời gian dài
Khó có một game thủ nữ nào có thể chơi game lâu được như nam giới, nhất là những game phải điều khiển và vận động đầu óc liên tục. Phụ nữ sẽ nhanh mệt mỏi và sớm dừng việc chơi game để phục hồi. Trong khi nam giới có thể chơi game dài hơn, liên tục vài tiếng thậm chí gần hết ngày. Chính vì thế, hiện nay xét về số lượng team eSports thì nam giới vẫn chiếm ưu thế bởi với cường độ hoạt động, tập luyện chơi game như trong môi trường thể thao điện tử thì nữ giới khó đáp ứng được.
Game thủ nữ khó chơi được lâu hơn so với nam giới.
Nói tóm lại, nữ giới gặp nhiều vấn đề trong khi chơi game liên quan đến nhiều khía cạnh cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng điều đó không có nghĩa sân chơi game online không dành cho chị em phụ nữ bởi họ có lợi thế riêng nếu vượt qua được những trở ngại. Nhiều nữ game thủ trở thành streamer, vận động viên eSports chuyên nghiệp được nhiều người yêu thích, có lượng fan đông đảo... Cơ hội luôn dành cho những ai biết nắm bắt.
pMan