2022 và... cái kết thổi giá thiết bị y tế mùa dịch COVID-19

Google News

“Phát súng” đầu tiên bắn vào thành trì tham nhũng trong lĩnh vực y tế phải kể đến vụ Giám đốc CDC Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm "thổi giá" thiết bị y tế.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cuối năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban chỉ đạo đã đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra trong lĩnh vực y tế, khẩn trương xét xử sơ thẩm các vụ án trọng điểm.
Vụ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thông đồng với lãnh đạo y tế ở một số địa phương "thổi giá" bộ kit test xét COVID-19 vừa được phanh phui, cùng với hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực y tế xảy ra thời gian qua đang gây phẫn nộ dư luận.
Nhức nhối sai phạm trong lĩnh vực y tế
Bằng cách nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, Công ty Việt Á xác định giá bán mỗi bộ kit xét nghiệm là 470.000 đồng, đắt hơn 4 lần giá thực tế. Chỉ với 5 hợp đồng được ký kết với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hải Dương (CDC), công ty đã thu về 151 tỷ đồng, trong đó Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến được nhận 30 tỷ đồng tiền “hoa hồng”.
2022 va... cai ket thoi gia thiet bi y te mua dich COVID-19
Nhiều cán bộ vi phạm trong lĩnh vực Y tế. 
Sau khi bị khởi tố, bắt giam, Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á khai nhận đã đưa tặng tiền cho lãnh đạo CDC nhiều tỉnh, thành. Hiện, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ “vòi bạch tuộc” của công ty Việt Á đã vươn đến những đâu?.
“Phát súng” đầu tiên bắn vào thành trì tham nhũng trong lĩnh vực y tế phải kể đến vụ Giám đốc CDC Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm "thổi giá" thiết bị y tế. Theo đó, Nguyễn Nhật Cảm câu kết với các đối tượng, thỏa thuận mua bán các máy, thiết bị y tế cho đơn vị này bỏ qua các quy trình, thủ tục chỉ định thầu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.
Dư luận chưa nguôi ngoai sau vụ án chấn động trên thì Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội tiếp tục vụ Bộ Công an gọi tên sai phạm. Hàng loạt y, bác sĩ của 2 bệnh viện lớn bị khởi tố. Xót xa nhất có lẽ là trường hợp ông Nguyễn Quang Tuấn - nguyên Giám đốc viện Tim Hà Nội và ông Nguyễn Quốc Anh – cựu Giám đốc viện Bạch Mai.
“Vòng xoáy” lợi ích kinh tế từ dịch bệnh không chỉ cuốn các cán bộ, doanh nhân mà còn kích thích tội ác của những kẻ sẵn sàng mang tính mạng của người dân để kiếm lời. Khi dịch COVID-19 mới bùng phát đầu năm 2020, có nhiều đối tượng tranh thủ thu gom găng tay cao su y tế đã qua sử dụng để đóng gói như hàng mới, bán cho người tiêu dùng. Đầu cơ, găm hàng, nâng giá hoặc bán khẩu trang, nước sát khuẩn tay giả hoặc kém chất lượng.
Hơn hai năm qua, cả nước kiệt quệ, mệt mỏi vì dịch COVID-19 nhưng cả hệ thống chính trị cùng đồng bào trong và ngoài nước, các doanh nhân… đã góp công, góp của thậm chí là tính mạng cho cuộc chiến chống đại dịch. Vậy mà vẫn có những đối tượng vì lợi ích cá nhân nhẫn tâm trục lợi trên xương máu nhân dân.
Vụ bê bối kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á và hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực y tế không chỉ gây thiệt hại cho nhà nước về kinh tế, mà còn làm mất lòng tin của nhân dân, gây hoang mang cho cả hệ thống phòng chống dịch các cấp.
Cần phải xử lý nghiêm
ĐBQH Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bức xúc trước vụ “thổi giá” của Công ty Việt Á, việc Thủ tướng chỉ đạo mở rộng điều tra vụ Công ty Việt Á là “rất kịp thời”.
2022 va... cai ket thoi gia thiet bi y te mua dich COVID-19-Hinh-2
 ĐBQH Phạm Văn Hòa.
“Họ đã lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng chính sách cho phép rút gọn vấn đề đấu thầu, chỉ định thầu của Nhà nước để nâng giá kit test COVID-19 để trục lợi, thu lợi nhuận khủng, rồi móc nối, chia % hoa hồng cho lãnh đạo CDC, đơn vị y tế. Đặc biệt, khi các nhân viên y tế gồng mình chống dịch vất vả, thu nhập rất thấp thì một số lãnh đạo lại nhận những khoản tiền đến cả vài chục tỷ đồng. Hành vi phi pháp như vậy cần phải xử lý nghiêm minh” - ông Hòa nêu quan điểm.
“Căn cứ nào mà kit test Việt Á có giá 470.000 đồng? Tại sao không nhập khẩu với giá thành thấp hơn mà lại cho công ty này, trong khi WHO chưa công nhận kit test Việt Á?” - ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi và đề nghị làm rõ “thế lực nào đã chống lưng” cho Công ty Việt Á. Ngoài công ty Việt Á cũng cần làm rõ trách nhiệm của các địa phương, bộ, ngành Trung ương có liên quan, trong đó có Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Học viện Quân y.
ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị ngành Thanh tra cần phải thanh tra toàn diện việc sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng chống dịch có lọt lỗ hổng nào hay không?
ĐBQH khóa XV Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho rằng, quan trọng nhất là sau mỗi sai phạm cần rút ra được bài học kinh nghiệm, chẳng những để xử lý, phán quyết đối với cá nhân sai phạm, mà tạo hành lang pháp lý để những doanh nghiệp làm ăn chân chính có cơ hội phát triển, không bị đánh đồng, dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật quốc hội XV - Hoàng Thanh Tùng: “Cử tri rất quan tâm đến chất lượng thực tế của bộ kit này (công ty Việt Á) thế nào, có đáp ứng yêu cầu về chuyên môn không? Đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, kể cả một số bộ, xử ý nghiêm minh, công khai kết quả.”
Thiên Tuấn