Những người cùng thời kể lại, kẻ cầm đầu toán cướp “ngũ hổ rặng ổi” ấy là Phạm Văn Động, con thứ 7 trong gia đình có tới 11 người con.
Cha Phạm Văn Động quê ở Yên Hưng (Quảng Ninh), bên kia sông Bạch Đằng. Mẹ là người thôn Kinh Triều (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Thời đó vùng Kinh Triều vườn ruộng bạt ngàn, bãi sông mênh mông, trù phú. Cuộc sống mưu sinh dễ dàng hơn, nên cha Động xin sang ở rể. Cặp vợ chồng nông dân này tính tình chất phác, cả đời họ chỉ biết làm lụng, nuôi con bảy đứa con của mình khôn lớn.
|
Làng Kinh Triều, nơi sản sinh ra băng cướp khét tiếng một thời (Ảnh ST). |
Sinh ra và lớn lên vào thời chiến, trưởng thành, Phạm Văn Động cũng tiếp nối truyền thống cha ông, xung phong vào miền Nam đánh giặc, với ước vọng trả thù cho người anh cả, đã ngã xuống vì giặc.
Do sinh ra ở vùng sông nước, thạo nghề bơi lội, ngụp lặn, nên Phạm Văn Động được tào tạo trở thành lính đặc công. Thế nhưng Động không đem tài năng của mình phục vụ tổ Quốc, mà lại sử dụng kỹ năng được đào đạo bài bản để gây lộn với đồng đội, trộm cắp. Dù đã kinh qua mấy chiến trường, nhưng Động đã bị quân đội thải hồi.
Vốn giỏi võ, lại mang sẵn tính côn đồ, ngay khi rời quân ngũ về làng, Phạm Văn Động nhanh chóng trở thành một thanh niên bất trị.
Hắn lười lao động, thích giao du với những nhóm côn đồ trong vùng, kết bè, kết đảng, rồi tham gia cướp bóc.
Sau nhiều lần thực hiện các vụ cướp bóc trót lọt, chúng tự lập ra nhóm cướp gồm năm thành viên là anh em Phạm Văn Động, Phạm Văn Đông, Phạm Văn Hoạt, Phạm Văn Bi, cùng một tên nữa là Phạm Văn Tú, anh em họ trong nhà. Trong số năm tên trong băng nhóm, Phạm Văn Hoạt là kẻ có thành tích bất hảo hơn cả.
Hắn là con thứ 6 trong gia đình Động. Hoạt có dáng người mảnh khảnh, thường mặc bộ đồ rộng thùng thình. Dù có khuôn mặt hết sức thư sinh, thế nhưng, khi cầm kiếm, thì Hoạt ra tay lạnh lùng, tàn khốc.
Ít người biết về lai lịch của Hoạt, chỉ biết rằng hắn là kẻ thường giết trước cướp sau. Khi hành tẩu giang hồ, hắn thường lấy tên là Tiến “khứa”.
Riêng Phạm Văn Bi là người anh thứ hai, kế sau người anh liệt sĩ. Tên này cũng là kẻ cướp bóc khét tiếng đất Cảng.
|
Một trong những tên trong băng “ngũ hổ rặng ổi”. |
Về Phạm Văn Động, khi bị quân đội thải hồi, Động chưa gia nhập toán cướp của mấy người anh. Thế nhưng, sau nhiều lần bị bắt giữ, rồi trốn trại, Động mới nhập bọn cùng đàn anh của mình, để trốn tránh sự truy lùng của Công an, đồng thời để bảo vệ lẫn nhau.
5 tên đầu trộm đuôi cướp hàng đầu đất Cảng tụ họp với nhau, ngày đêm tung hoành, vẫy vùng, coi trời bằng vung. Từ đó, danh tiếng của chúng nổi như cồn, thế nhưng một cái tên chung thì chưa có.
Lúc đó, ở đầu làng Thủy Triều có rặng ổi hoang, là nơi gắn với tuổi thơ của năm anh em nhà Động, nơi chúng thường leo trèo lúc còn nhỏ. Sau nhiều lần bàn bạc, chúng quyết định đặt tên cho băng cướp của mình cái biệt danh khá lạ là “ngũ hổ rặng ổi”.
Đất nước mới trong giai đoạn hòa bình, chính quyền còn non trẻ, băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng.
Bọn chúng ban đầu chỉ đơn giản nghĩ, cướp để lấy tiền vượt biên sang Hồng Kông và các nước châu Âu. Thế nhưng, khi thấy việc cướp bóc tiền của trong nước dễ dàng, chúng lại quyết định ở lại làm chúa tể một vùng và tự coi mình như những hảo hán Lương Sơn Bạc.
Theo Người Đưa Tin