Nhiều người cho rằng, các đối tượng giang hồ mạng thường xuyên tác động tiêu cực đến sự phát triển hình thành nhân cách của trẻ em, tạo ra những thói quen xấu cho giới trẻ. Họ cho rằng phải trường trị thật mạnh tay đối với những đối tượng này.
|
Lê Thanh Ngọc tức Ngọc "Rambo" |
Những đối tượng này thường có nhân thân xấu, có tiền án, tiền sự, lý lịch bất hảo, cơ thể xăm trổ, cạo trọc thường xuyên lên mạng phát trực tiếp giao giảng đạo đức, lẽ sống và tạo ra những trò lố độc, lạ, dị để thu hút lượng người tương tác. Các đối tượng này thường xuyên có những hành vi vi phạm luật an ninh mạng như đưa những thông tin sai sự thật, tuyên truyền những điều nhảm nhí, trái thuần phong mỹ tục, chửi bới xúc phạm đe dọa người khác.... một đặc điểm nổi bật của các đối tượng giang hồ mạng là thường khoe tiền, khoe chiến tích, khoe khả năng có thể đánh nhau, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Việc một đối tượng giang hồ mạng bị bắt giữ liên quan đến các hành vi như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác hoặc các hành vi khác liên quan đến tội phạm về trật tự xã hội không có gì là lạ, thậm chí kết cục như vậy được nhiều người mong đợi để làm trong sạch môi trường mạng.
Trong vụ việc này, cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân động cơ và hành vi của đối tượng này, làm rõ hậu quả xảy ra để có thể xử lý đối tượng này về tội làm nhục người khác, tội bắt giữ người trái pháp luật hoặc các tội danh khác có liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
Pháp luật Việt Nam có rất nhiều quy định để bảo vệ tự do thân thể của công dân, đặc biệt là trẻ em. Bởi vậy hành vi bắt giữ người dưới 16 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, thể hiện thái độ coi thường pháp luật. Bởi vậy, có thể đối tượng này sẽ bị xử lý về tội bắt giữ người trái pháp luật. Ngoài ra, nếu trong clip thể hiện hành vi đánh đập, chửi bới, sỉ nhục đứa trẻ này thì đổi thưởng cũng có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác. Hành vi cụ thể và hậu quả cụ thể sẽ là căn cứ để xác định tội danh, làm cơ sở quyết định hình phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật dạng này.
Cho dù bị xử lý về tội danh nào chăng nữa, nạn nhân là ai đi nữa thì việc cơ quan điều tra ở các địa phương tích cực xử lý với những đối tượng giang hồ mạng là cần thiết để đảm bảo làm trong sạch môi trường mạng, loại bỏ những hành vi, suy nghĩ tiêu cực có thể tác động đến giới trẻ, đảm bảo ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng môi trường mạng trong sạch, lạnh mạnh và tiến bộ
Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1.Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
>>> Xem thêm video: Giang hồ mạng Ngọc "Rambo" bị bắt