Bé 3 tuổi tử vong khi chơi cầu trượt: Trách nhiệm trường Mầm non Phù Lỗ thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Vụ việc bé 3 tuổi tử vong khi chơi cầu trượt đã khiến dư luận xôn sao. Vậy, sau khi xảy ra sự việc đau lòng trên, trách nhiệm trường Mầm non Phù Lỗ thế nào?

Khoảng 8h45 ngày 25/11, trong giờ hoạt động ngoài trời của lớp Nhà trẻ D2, trường Mầm non Phù Lỗ, cháu Đ.T. (sinh ngày 30/1/2017, trú tại khối 5, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) cùng bạn tham gia trò chơi, không may xảy ra tai nạn.
Khi chui vào đường ống, cháu T. không may bị mắc phần đầu ở ô hình chữ nhật, chân không chạm đất. Người cháu bé trong tư thế bị treo và ngất xỉu. Phát hiện sự việc, các cô giáo đã đưa cháu vào phòng y tế của nhà trường để sơ cứu, sau đó tiếp tục đưa đến bệnh viện tuyến trên nhưng không qua khỏi.
Be 3 tuoi tu vong khi choi cau truot: Trach nhiem truong Mam non Phu Lo the nao?
Khu vực nơi xảy ra vụ việc. (Ảnh: Nhịp Sống Trẻ). 
Theo đó dư luận đặt ra câu hỏi, vậy sau vụ việc này trách nhiệm trường Mần non Phù Lỗ thế nào? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết vụ việc dưới góc độ pháp lý như sau:
Đây là vụ việc rất thương tâm và lại là hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các cháu tại các cơ sở mầm non. Việc cháu bé tử vong trong khi đang chơi trò chơi là do sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, trông coi các cháu. Về nguyên tắc, khi bố mẹ đưa các cháu đến lớp thì nhà trường phải có trách nhiệm quản lý, giám sát và dạy dỗ các cháu trong học tập và vui chơi.
Các cháu còn rất nhỏ, hiếu động, chưa có khả năng nhận thức được các nguy cơ mất an toàn cho bản thân nên rất cần sự chăm sóc của các cô giáo tại lớp học. Theo quan điểm của luật sư, cháu bé bị tai nạn dẫm tới tử vong là do sự thiếu trách nhiệm của Cô giáo trực tiếp được phân công quản lý cháu đã không quản lý, trông coi cháu trong khi cháu chơi trò chơi.
Be 3 tuoi tu vong khi choi cau truot: Trach nhiem truong Mam non Phu Lo the nao?-Hinh-2
Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội. 
Với hậu quả cháu bé bị tử vong, Cô giáo trực tiếp quản lý cháu bé đã có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 360 BLHS.
Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a- Làm chết người;
b- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 - 121%;
d- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm:
a- Làm chết 2 người;
b- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122 - 200%;
c- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 12 năm:
a- Làm chết 3 người trở lên;
b- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
>>> Xem thêm video: Kẹt đầu khi chơi cầu trượt ở trường, bé trai 3 tuổi tử vong

Nguồn: VTC 14.

Trung Vương