Bộ GTVT yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Google News

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành công điện về việc chủ động ứng phó.

Trước thông tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông, đối với hoạt động vận tải biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa liên tục theo dõi diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để thông báo và hướng dẫn tàu thuyền biết khi cấp phép cho tàu rời cảng.
Bo GTVT yeu cau chu dong ung pho ap thap nhiet doi
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị thường xuyên túc trực 24/24, chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới 
Đồng thời, Bộ GTVT đề nghị kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo hệ thống đài thông tin duyên hải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết, chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
Trong công tác ứng phó với mưa, lũ tại khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở.
Cùng đó, các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông an toàn, cấm đường tại các vị trí nguy hiểm (ngầm, tràn; khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đoạn đường bị sạt lở; cầu, phà qua các sông có mực nước lũ cao...) trên các tuyến quốc lộ trong vùng chịu ảnh hưởng của mưa lũ, kiên quyết không cho người và phương tiện đi vào những vị trí này, nhằm đảm bảo an toàn giao thông; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí máy móc, thiết bị và nhân lực ở những vị trí trọng yếu thường xuyên bị sụt trượt để chủ động khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.
Bộ GTVT lưu ý, việc triển khai công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo giao thông phải bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình; đặc biệt chú ý các hạng mục thi công tại khu vực dễ bị sụt trượt, các công trình ở miền núi hay có lũ đột xuất.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực ban 24/24h và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT.
Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước... để kịp thời có phương án ứng phó hoặc dừng chạy tàu nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình.
Các sở GTVT được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các khu quản lý đường bộ, các đơn vị quản lý bảo trì đường bộ, đường sắt, các lực lượng chức năng của địa phương trong việc khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra, tổ chức phân luồng, đảm bảo giao thông trên các quốc lộ được ủy thác và đường địa phương được giao quản lý, có phương án bố trí phương tiện, thiết bị để kịp thời hỗ trợ người dân đi qua các khu vực bị ngập lụt.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực ban 24/24h và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT.
Trước đó, ngày 17/9, Bộ Công an có Công điện gửi Giám đốc Công an 17 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Thủ trưởng các đơn vị: Cục An ninh kinh tế; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Kế hoạch và tài chính; Cục Quản lý xây dựng và doanh trại; Cục Trang bị và kho vận; Cục Y tế; Cục truyền thông Công an nhân dân về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Mời độc giả xem video: Sập cầu Phong Châu 

Mô tả video


Bình Nguyên