Bỏ mặc bố mẹ già đón Tết đi du lịch, tân tiến” hay mất lễ nghĩa?

Google News

“Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” có còn phù hợp trong thời đại 4.0? Thái độ ứng xử, lễ nghĩa với bố mẹ mỗi độ Tết đến xuân về làm sao để đừng nhạt phai nếp nhà?
 

 Lệ "Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"
Nếp nhà có sức mạnh khủng khiếp với con người, đặc biệt là với trẻ em. Đó là cái đẹp của vòng tay chào và gật đầu sâu; cái hay của hành vi chúc Tết rất lễ phép, giàu tình cảm, cái tự giác của việc phối hợp lao động ngày Tết
Lệ "Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" như một sự nhắc nhớ nhẹ nhàng mà hầu như người dân Việt nào cũng nghe và cũng biết. Nếp nhà xưa 3 ngày Tết rất đẹp, nhưng ngày nay dần hiếm đi và gần như không còn ở chốn thị thành.
Bo mac bo me gia don Tet di du lich, tan tien” hay mat le nghia?
 Xưa nếp nhà 3 ngày Tết rất đẹp, nhưng ngày nay đang dần hiếm đi... (ảnh minh họa)
Vậy thời đại 4.0 nếp nhà 3 ngày Tết có còn quan trọng?
Theo tôi, chuyện lễ nghĩa thời nay trong giới trẻ, nhất là thái độ ứng xử của giới trẻ với gia đình, người thân mỗi độ Tết đến xuân về? Đó không chỉ là lễ nghĩa, mà là văn hóa. Chính suy nghĩ có văn hóa sẽ có thái độ ứng xử văn minh và hành vi hiện đại.
Lễ nghĩa xuất phát từ nhận thức, từ tấm lòng, từ sự trân trọng dành cho nhau thì không chỉ có "3 ngày Tết". Mỗi người cần có cách ứng xử mang tính khác nhau, nhưng tâm trí và thái độ thể hiện rõ nhất chúng ta là ai trong cuộc sống.
Lễ nghĩa chắc chắn sẽ mãi mãi tồn tại, nhưng cần phả vào trong ấy hơi thở hiện đại, chút suy nghĩ tích cực, chút cảm thông, chút tinh tế... Nghĩa là việc chúng ta thực hiện sự tôn kính, thăm viếng người thân... là thể hiện sự văn minh của chính mình trong cuộc sống dù thế giới có đi đến mấy chấm đi nữa.
Đón giao thừa ngoài phố, đi du lịch mặc bố mẹ già đón Tết có phải là không coi trọng lễ nghĩa?
Tôi nghĩ đó là sự lựa chọn chứ không hẳn là kiểu không coi trọng hay xem thường hoặc phá cách. Chúng ta dễ có kiểu quy gán có - không; kiểu đúng - sai.
Nếu đặt trong biên độ của sự ứng xử, có thể đánh giá là ứng xử phù hợp hay chưa phù hợp, tinh tế hay không chứ thật ra bảo rằng tôn trọng hay không tôn trọng là không thỏa đáng.
Đặt trong từng cá nhân, tiến trình của cá nhân cũng như bối cảnh, chắc chắn mỗi người sẽ có thể có những sự cân nhắc. Cụ thể, nếu mọi thứ đã được sắp xếp trước Tết, các bạn trẻ có thể lựa chọn vài ngày xuân để tái tạo năng lượng cho chính mình; Cũng có thể là sự quyết định chưa hợp tình hợp lý để sau ngày Tết, mới thấy mình cần thay đổi; Cũng có thể đó là bối cảnh gia đình đã có sự thống nhất hay có sự điều tiết của cá nhân khi đã quá rõ cuộc sống gia đình ngày Tết nhiều năm...
Xét trên bình diện con người và xã hội, chúng ta nên khẳng định lễ nghĩa mãi trường tồn, nhưng không phải lễ nghĩa là phải thế này, thế khác; lễ nghĩa là không được vắng nhà ngày Tết, nếu ngày mùng 1 đến mùng 3 mà đi xa nghĩa là... thiếu tôn trọng.
Nhưng nếp nhà có còn khi hiện nay người trẻ không còn ăn Tết mà là chơi Tết? Nếu ta hiểu đúng chữ chơi, sẽ có hoàn cảnh, tình huống để chơi mà học? Và cũng cần tôn trọng nếu người trẻ thích chơi Tết nếu đó là chơi an toàn, văn minh?
Thời nay, người trẻ nếu không ăn Tết, chơi Tết mà nghỉ Tết thì càng cần phải tôn trọng. Đó là những ngày nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng; là thời gian dành cho bản thân; là điều kiện để hoạch định và thực hiện mục tiêu cuộc đời... thì càng cần phải tôn trọng.
Bo mac bo me gia don Tet di du lich, tan tien” hay mat le nghia?-Hinh-2
 
Sự chuyển dịch nào trong nếp nghĩ của người trẻ còn cho thấy sự phát triển của xã hội chứ không phải là sự phản ánh thụt lùi nếu ta nhìn một cách công bằng và đa chiều.
Vậy nên không có cớ gì buộc giới trẻ phải đứng im mà nếu cần chia sẻ thì hãy chia sẻ rằng giới trẻ nên cân bằng và sử dụng cái Tết thông minh.
Cuộc sống nên đặt trong những bối cảnh khác nhau và thích ứng với hiện tại. Tôi nghĩ chúng ta cần công bằng và làm chủ tình huống, tập thích ứng với hoàn cảnh.
Tôi cho rằng chúng ta cần đảm bảo mọi thứ tương tác tích cực để dù tình huống nào xảy ra cũng cần có thể "ứng phó". Đừng đứng im với "3 mùng" ngày Tết khi chúng ta có kỳ nghỉ dài hơn. Nhưng cũng cần hiểu hoàn cảnh của nhau để tránh những đánh giá, phán xét không đáng có để đau lòng nhau.

Theo PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn/ Gia Đình Net