Cách tự bảo vệ chính mình trước các cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo

Google News

Cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo xuất hiện ngày càng tràn lan, đây là 6 mẹo để giữ an toàn cho bản thân trước những vấn nạn này.

Nhiều thông tin cá nhân của người dùng được lưu trữ trên các tài khoản trực tuyến và ứng dụng di động. Đó có thể là chi tiết ngân hàng, tên người dùng và mật khẩu rất nhạy cảm và hơn thế nữa.

Ngoài ra, hiện nay, xu hưởng sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán qua các ứng dụng và trang web trực tuyến ngày càng phổ biến, những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng sự phụ thuộc vào điện thoại di động của người dùng thông qua các cuộc gọi rác và tin nhắn văn bản. Nếu bạn trả lời các cuộc gọi hoặc trả lời tin nhắn lừa đảo như vậy, thông tin cá nhân của bạn có thể có nguy cơ rơi vào tay những kẻ lừa đảo trực tuyến.

Dưới đây là 6 nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi nhận được các cuộc gọi hoặc tin nhắn văn bản như vậy.

1. Không bao giờ chấp nhận bất kỳ yêu cầu thanh toán nào để thực hiện một giao dịch ngay tức thì

Kẻ lừa đảo có thể yêu cầu bạn chấp thuận một số yêu cầu thanh toán được gửi đến điện thoại của bạn qua văn bản, liên kết hoặc bất kỳ loại ứng dụng thanh toán trực tuyến nào. Bạn chỉ cần không đồng ý với điều đó, đặc biệt nếu người gọi tuyên bố sẽ chờ đợi trong khi bạn đang gọi điện hoặc trực tuyến.

2. Không bao giờ nhấp vào liên kết được gửi qua SMS/email

Bạn có thể nhận được các tin nhắn SMS hoặc email spam yêu cầu bạn nhấp vào một liên kết thông báo rằng bạn đã giành được giải thưởng trong một cuộc thi hoặc chương trình xổ số khi bạn thậm chí không đăng ký hoặc tham gia vào nó. Hãy chặn người gửi các SMS/email này ngay lập tức và tránh nhấp vào các liên kết được cung cấp.

3. Không bao giờ tải xuống hoặc cài đặt ứng dụng/tệp khi đang gọi điện

Một số kẻ lừa đảo có thể yêu cầu bạn tải ứng dụng hoặc tệp xuống thiết bị di động của mình trong khi khẳng định rằng có vấn đề với bất kỳ chi tiết nào của bạn. Trong khi gọi điện, tránh tải bất kỳ loại tệp hoặc ứng dụng nào trong số này xuống điện thoại thông minh của bạn.

4. Không bao giờ chia sẻ màn hình điện thoại bằng phần mềm hoặc liên kết web mà họ gửi cho bạn

Gửi liên kết chia sẻ màn hình qua SMS hoặc bất kỳ phương thức nào khác là một cách khác để những kẻ lừa đảo xem chi tiết thông tin hoặc mật khẩu bạn nhập trên điện thoại của mình và trong một số trường hợp, thậm chí có thể kiểm soát thiết bị của bạn từ xa. Do đó, đừng bao giờ chia sẻ màn hình điện thoại của bạn với những người gọi cho bạn và yêu cầu như vậy. Bạn cũng không nên nhấp vào các liên kết web mà họ gửi cho bạn.

5. Không bao giờ tiết lộ mã PIN, ID hoặc bất kỳ chi tiết ngân hàng nào của bạn qua điện thoại

Không chia sẻ mã PIN, ID, chi tiết ngân hàng hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào khác của bạn cho bất kỳ ai trong cuộc gọi. Nếu những thông tin này được chia sẻ, nó có thể dẫn đến hoạt động gian lận trong tài khoản ngân hàng của bạn và rất có thể là tiền trong tài khoản của bạn cũng “bay màu”.

6. Không bao giờ điền vào biểu mẫu trực tuyến trên các trang web giả mạo, ngay cả khi nó có vẻ hợp lý

Những kẻ lừa đảo thường thiết kế các trang web giả mạo với biểu trưng và thiết kế giống với ngân hàng hoặc ứng dụng của bạn. Họ khiến bạn cảm thấy chúng quen thuộc hoặc là “chính hãng” để nhắm mục tiêu lừa mọi người. Bạn không nên điền vào các biểu mẫu như vậy.

Theo Thanh Ngọc/Bảo Vệ Công Lý