Chuyện chưa kể về người lính vẽ bản đồ trận chiến lịch sử Xuân Lộc

Google News

Nhờ những nét vẽ chính xác trên bản đồ trận chiến Xuân Lộc cùng tinh thần dũng cảm, kiên cường, sau 12 ngày đêm, quân đội ta đã tấn công chính xác, tiến vào Sài Gòn.

Ông Thiên nói: "Mỗi ngày, tôi thường xuyên lắng nghe ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chỉ huy để cập nhật tình hình, dùng những nét chì để điều chỉnh bản đồ kịp thời, chính xác. Để bảo đảm an toàn, chúng tôi vẽ bản đồ ngay dưới hầm, có những lúc không đủ ánh sáng tôi phải dùng cả đèn pin hoặc đèn bão để vẽ".

Từng "vào sinh ra tử" ở chiến trường Xuân Lộc, Đại tá, cựu chiến binh Lê Tiến Hạt, nguyên Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 266 vẫn không quên hình ảnh về "em út" Đàm Duy Thiên. 

Chuyen chua ke ve nguoi linh ve ban do tran chien lich su Xuan Loc
Cựu chiến binh Đàm Duy Thiên.

Theo ông Hạt, bản đồ tác chiến trước mỗi trận đánh có ý nghĩa rất quan trọng. Những người cầm bút như ông Thiên phải thể hiện chính xác trận địa tấn công của ta thế nào, trận địa phòng ngự của địch ra sao để cấp trên vạch kế hoạch tác chiến. Nếu vẽ sai chỉ một chút, quân ta có thể sẽ không đánh trúng mục tiêu hoặc sẽ gặp những tổn thất lớn.

"Sở chỉ huy Trung đoàn trong thời chiến là những mô đất được công binh đào thành hầm, hào. Địa thế phức tạp, gồ ghề như vậy là thử thách không nhỏ cho người vẽ bản đồ. Ngoài ra, trong quá trình tác chiến quân đội phải di chuyển liên tục. Dù khó khăn như vậy, đồng chí Thiên vẫn tỉ mỉ, cẩn thận, ghi chép đầy đủ và kịp thời các vị trí tiến công trên bản đồ", ông Hạt kể lại. 

Nhắc về Xuân Lộc, trong ký ức của ông Hạt không chỉ là chiến thắng hào hùng, vang dội mà còn có xương máu của biết bao đồng đội ngã xuống trong suốt 12 ngày đêm.

Chuyen chua ke ve nguoi linh ve ban do tran chien lich su Xuan Loc-Hinh-2
Bản đồ tác chiến cho trận đánh Xuân Lộc 1975.

Rưng rưng nước mắt, cựu chiến binh 82 tuổi kể lại: "Với tầm quan trọng đặc biệt của Xuân Lộc, bên địch dùng rất nhiều loại hoả lực, có sức sát thương lớn để phản kích. Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc liệt sĩ Nguyễn Viết Sử thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 270, dù bị thương nặng vẫn quyết nằm trên hàng rào để làm cầu nối cho đồng đội xung phong tấn công vào thị xã Xuân Lộc".

Sau khi chiến thắng Xuân Lộc, dù bị tiêu hao một phần lực lượng, Trung đoàn 266 vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ mới. Trong đó có trận đánh vào khu vực phòng thủ Hưng Nghĩa - ấp Bàu Cá - Trảng Bom và tiến thẳng vào Sài Gòn trong đêm 29/4.

Gần nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2023), những người lính Cụ Hồ vẫn chưa thể quên những trận đánh khốc liệt, sinh tử nơi chiến trường. Trận chiến Xuân Lộc - đánh sập cánh cửa thép ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn - là một trong những dấu ấn không thể phai mờ.

Những nét vẽ dưới hầm

Trong căn nhà trên phố Hoài Thanh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cựu chiến binh Đàm Duy Thiên niềm nở, hào hứng kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng 4 lịch sử ở chiến trường miền Nam.

Chuyen chua ke ve nguoi linh ve ban do tran chien lich su Xuan Loc-Hinh-3
Bác sĩ Đàm Duy Thiên ngày trẻ (bên trái) chụp ảnh cùng bệnh nhân.

Tròn 48 năm trước, ông Thiên khi đó thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, Quân đoàn 4 nhận lệnh hành quân vào mặt trận B2 (Đông Nam Bộ), tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trên cánh quân phía đông tiến vào giải phóng Sài Gòn – Gia Định. 

Nhắc về con đường binh nghiệp, năm 1972, chàng thanh niên Đàm Duy Thiên khi đó vừa tròn 16 tuổi đã gác lại ước mơ trở thành bác sĩ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khi gia nhập Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, ông là người nhỏ tuổi nhất đơn vị. Vốn có năng khiếu hội hoạ, ông được cấp trên giao nhiệm vụ vẽ bản đồ tác chiến các trận đánh.

Chuyen chua ke ve nguoi linh ve ban do tran chien lich su Xuan Loc-Hinh-4
Cựu chiến binh Đàm Duy Thiên ngày trẻ.

Tháng 4/1975, Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ tấn công Xuân Lộc - nơi được ví như "cánh cửa thép" cuối cùng để tiến vào Sài Gòn. Ông Thiên khi đó được giao nhiệm vụ vẽ bản đồ tác chiến trận đánh Xuân Lộc.

Dù nhiều lần cầm bút vẽ bản đồ tác chiến huấn luyện, nhưng nhiệm vụ ở trận chiến Xuân Lộc vẫn khiến chàng thanh niên 19 tuổi không khỏi căng thẳng.

"Ở trận Xuân Lộc, khi đến địa bàn mới, được nhiều thông tin về phía địch từ các trinh sát gửi về, tôi phải cố gắng thu thập, quan sát và vận dụng trí nhớ của mình kết nối mọi dữ liệu. Lúc ấy, chỉ huy nói đến đâu phải ghi chép ngay đến đó. Ngoài ra, khi các đơn vị, bộ phận đi trinh sát báo về cũng cần nắm thông tin rồi thể hiện trên bản đồ chính xác, ông Thiên bồi hồi kể.

Trong những ngày đầu tại trận Xuân Lộc, dù chiếm được một số mục tiêu trong thị xã, nhưng bộ đội ta vẫn chưa diệt gọn được các lực lượng của địch. Trước tình hình đó, chiến thuật tấn công có những thay đổi, khiến bản đồ thực chiến phải linh hoạt theo kế hoạch mới của cấp trên.

Nhờ những nét vẽ chính xác trên bản đồ cùng tinh thần dũng cảm, kiên cường, sau 12 ngày đêm (từ 9/4-20/4/1975), quân đội ta đã tấn công chính xác, phá tan "yết hầu" của Sài Gòn. Chiến thắng vang dội ở Xuân Lộc cũng khích lệ tinh thần chiến sĩ, mở ra chiến thắng lịch sử 30/4/1975, thống nhất đất nước./.

Theo Việt Linh/VOV