Để 420 ha rừng bị mất, 2 cựu trưởng ban Quản lý rừng bị truy tố

Google News

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã đề nghị truy tố 2 cựu trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai vì để mất trên 420 ha rừng.

Nguồn tin của Báo Giao thông cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Ia Grai sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 2 bị can gồm: Ngô Càng Thanh và Lê Tiến Hiệp.
Bị can Ngô Càng Thanh trước đó là Trưởng ban QLRPH Ia Grai giai đoạn 1997- 4/2015. Còn bị can Lê Tiến Hiệp (Trưởng ban giai đoạn 5/2015-2020.
De 420 ha rung bi mat, 2 cuu truong ban Quan ly rung bi truy to
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy rừng bị tàn phá ở Ia Grai (Gia Lai). 
Trước đó, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện trong giai đoạn từ năm 2001-2017, BQLRPH Ia Grai đã để mất và cháy 360,1 ha rừng cùng một số sai phạm tài chính. Dù để rừng bị lấn chiếm nhưng hằng năm BQL RPH Ia Grai không thống kê, báo cáo thực trạng tình hình và nguyên nhân mất rừng cho các cơ quan chức năng.
Kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai nêu rõ trách nhiệm chính thuộc về Ngô Càng Thanh, nguyên trưởng ban BQLRPH Ia Grai (giai đoạn trước năm 2015) và Lê Tiến Hiệp, trưởng ban BQLRPH Ia Grai.
Xác định có dấu hiệu tội phạm trong công tác quản lý, nên Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh điều tra.
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2001 đến 2018, 2 bị can trên đã thiếu trách nhiệm trong việc triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trồng để người dân vào phá, lấn chiếm đất rừng, cây rừng trồng với tổng diện tích 424,25 ha.
Cụ thể, diện tích bị người dân lấn chiếm 307,05 ha; rừng trồng bị chết, không quản lý bị người dân lấn chiếm tiếp 117,2 ha với tổng thiệt hại hơn 10,121 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn của ông Thanh hơn 2,3 tỷ đồng và giai đoạn của ông Hiệp hơn 7,7 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh cũng cho hay: Diện tích 307,05 ha rừng trồng bị người dân lấn chiếm để trồng mì, điều trên địa bàn xã Ia O, Ia Chía (huyện Ia Grai) chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An

Nguồn: VTV

Theo Tạ Vĩnh Yên/Giao thông