Đêm định mệnh
“Khi tỉnh giấc, tôi không biết rằng mình đang ở Trung Quốc”, Lan kể về cái đêm làm thay đổi cuộc đời cô trên CNN. Hôm đó, trong lúc đang học bài, một người bạn, người mà cô gặp trên mạng đã hẹn cô đi ăn tối. Nghĩ cũng là chuyện thường tình, nên cô nhận lời và đi ăn tối cùng nhóm bạn. Tuy nhiên, tối đó, khi thấy cô mệt và muốn về nhà, cô bị những người bạn này yêu cầu ở lại, trò chuyện và chuốc cho đến say.
Khi tỉnh lại, cô mới biết là mình bị đưa đến biên giới, bán sang Trung Quốc. “Lúc đó, tôi muốn bỏ chạy. Có những cô gái khác ngồi trong xe, nhưng có người canh gác chúng tôi suốt”, Lan kể lại trong một phóng sự của đài CNN (Mỹ) ngày 18/4. Cuối cùng, cô bị bán làm cô dâu cho một người đàn ông bản địa.
|
Nhiều cô gái Việt Nam bị bán làm vợ đàn ông Trung QUốc từ năm 13 tuổi. |
Lan cũng chỉ là một trong rất nhiều những cô gái bị bắt cóc và bán sang đây. Rất nhiều các cô bé chỉ 13 tuổi đã bị lừa hoặc bị buôn và đưa qua biên giới bằng thuyền, xe máy hoặc ô tô. Phụ nữ Việt trẻ rất có giá trong các vùng xa xôi ở Trung Quốc, nơi mà chính sách một con và chế độ trọng nam tồn tại lâu đời ở đây dẫn đến tình trạng lệch giới tính, thừa nam thiếu nữ. Và cách đơn giản để đàn ông Trung Quốc có vợ là mua vợ.
“Một người đàn ông Trung Quốc bình thường phải tốn rất nhiều tiền mới cưới được vợ Trung Quốc. Họ phải trả hết tiền tiệc cưới, mua sính lễ, sắm nhà mới để sống với vợ sau đám cưới. Đó chính là lý do họ muốn cưới phụ nữ từ những quốc gia láng giềng, bao gồm Việt Nam”, một điều phối viên tổ chức chống buôn người Pacific Links Foundation của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho CNN biết.
Mỗi cô dâu Việt Nam có thể bị bán với giá 3.000 USD, theo Diep Vuong, người sáng lập Pacific Links Foundation.
Cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như Lan, Nguyen, 16 tuổi, cũng từng có những ngày hết nước mắt vì rơi vào tay bọn buôn người. Cô bị bạn trai của một người bạn đánh thuốc mê rồi bán sang Trung Quốc. Suốt 3 tháng ròng, thiếu nữ này phản đối cuộc hôn nhân sắp đặt, bất chấp việc bị đánh, bỏ đói và dọa giết. Đến tháng thứ 4, cô buộc phải đồng ý.
Nguyen cho biết người chồng Trung Quốc đối xử với mình rất tốt nhưng lúc nào cô cũng nhớ về quê hương, gia đình. “Tôi đồng ý kết hôn với một người đàn ông nhưng không thể ở lại với một người lạ mà không có bất kỳ tình cảm nào với anh ấy”, Nguyên cho biết.
Khi mẹ chồng nhận ra Nguyen không hề tha thiết với cuộc hôn nhân này, bà trả cô lại cho những kẻ buôn lậu và đòi lại tiền. Những kẻ buôn người lại bán Nguyen cho một người người đàn ông khác và cô phải tiếp tục cuộc hôn nhân không mong đợi lần thứ hai.
Lúc mới 16 tuổi, Nguyen bị một người bạn trai của một cô bạn bỏ thuốc mê và bán sang Trung Quốc, sau đó bị ép cưới một người đàn ông Trung Quốc. Nguyen nhiều lần chống cự nhưng bị đánh đập, bỏ đói, dọa giết trong ba tháng liền. Cuối cùng, cô chấp nhận cưới người Trung Quốc.
Lan và Nguyen đều bị bán sang cùng một thị trấn ở Trung Quốc. Sau hai năm vật lộn tìm đường trốn thoát, họ cùng nhau rời khỏi nhà chồng và đón taxi đến một đồn cảnh sát địa phương. Cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành điều tra và sau đó trả họ về Việt Nam.
Hai cô gái được tự do nhưng phải để lại con của hai cô ở lại Trung Quốc. "Tôi hy vọng con tôi có một cuộc sống tốt đẹp ở bên đó”, Lan nói.
Nơi nương tựa cuối cùng
Theo bà Diep Vương, phụ nữ Việt Nam được nam giới Trung Quốc ưa chuộng vì có những nét tương đồng về văn hóa. Đề cập tới biện pháp làm giảm nạn buôn người, một nhân viên Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam đồng ý rằng ưu tiên hàng đầu là phải nâng cao nhận thức cho người dân tại các khu vực dọc biên giới, đặc biệt là người nghèo.
Bà cho biết nếu làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tình trạng phụ nữ vượt biên trái phép sang Trung Quốc tìm việc làm sẽ giảm đi. Đây cũng là thủ đoạn mà bọn buôn lậu hay sử dụng để lừa những cô gái nhẹ dạ, cả tin bằng lời hứa hẹn “việc nhẹ nhưng lương cao”.
Nhà chức trách địa phương sau khi điều tra đã bàn giao 2 người cho cảnh sát Việt Nam. Tuy nhiên, họ phải bỏ lại con ruột của mình nơi đất khách quê người.
Mỗi tháng, một nhóm các nạn nhân trở về từ bọn buôn người sẽ tổ chức gặp mặt tại chợ Bắc Hà, cùng nhau mua bán đồ ăn, vải và vật nuôi. Đây cũng là dịp để họ chia sẻ những gì họ phải trải qua khi bị bán sang Trung Quốc và cách hòa nhập cộng đồng.
Mời quý độc giả xem video Những vụ bắt cóc trắng trợn:
Theo Người Đưa Tin