“Đường Park Hang-seo” ở TP HCM: Fan yêu mến... vẫn phải xử nghiêm “kẻ” manh động?

Google News

(Kiến Thức) - Các cơ quan chức năng vẫn chưa truy tìm được thủ phạm đã đặt trộm tên đường Park Hang Seo gây xôn xao dư luận. Qua đó, người đặt trộm tên đường Park Hang Seo có bị xử lý?

Ngay sau khi bất ngờ xuất hiện bảng tên đường "Park Hang Seo" gắn ở đầu hẻm 70 (đường 109, P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM), chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra. Khi biết việc gắn bảng tên đường này là việc làm tự phát và không đúng quy định, chính quyền địa phương đã tháo dỡ tấm bảng tên đường "Park Hang Seo" ngay trong sáng 22/11.
Dự luận đặt ra câu hỏi, vậy người gắn tên đường Park Hang Seo có bị xử phạt, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: 
Có thể nói rằng huấn luyện viên Park Hang Seo là người có nhiều thành tích đối với bóng đá Việt Nam, mang đến nhiều khiến nhiều thành tích cho đội tuyển Việt Nam nên được rất nhiều cổ động viên hâm mộ, yêu mến.
Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu, sự mến mộ cũng phải có giới hạn, trong khuôn khổ pháp luật cho phép việc đặt tên đường, tuyến phố phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, chứ không thể tuỳ tiện theo cảm xúc của mỗi người dân.
Hành động yêu quý huấn luyện viên này bằng cách tự đặt tên đường của các cổ động viên là không phù hợp với quy định pháp luật. Bởi vậy biển tên đường này sẽ bị tháo dỡ, người đã đặt biển hiệu này sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi này chưa chắc đã mang lại niềm vui cho huấn luyện viên Park Hang Seo khi biết tên đường của mình được người dân đặt lên rồi lại bị chính quyền tháo dỡ. Bởi vậy mỗi người dân, mỗi cổ động viên nên thận trọng, cân nhắc những hành vi đối với các thần tượng của mình, tránh trường hợp những hành động thể hiện tình yêu của mình lại trở thành những phiền phức cho người khác .
“Duong Park Hang-seo” o TP HCM: Fan yeu men... van phai xu nghiem “ke” manh dong?
 Tấm biển đường Park Hang Seo được treo tại đầu hẻm 90, ngõ 109, P. Phước Long B.
Theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ, về nguyên tắc về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
Điều 4. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.
Điều 5. Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
Điều 6. Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.
Điều 7. Đô thị loại đặc biệt cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
“Duong Park Hang-seo” o TP HCM: Fan yeu men... van phai xu nghiem “ke” manh dong?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 
Điều 8. Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.
Điều 9. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
Mục 2: Đặt tên đường, phố
Điều 10. Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây :
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
3. Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Điều 11. Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.
Điều 12. Đường, phố quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên.
Điều 13. Không đặt tên cho ngõ (kiệt), ngách (hẻm). Ngõ (kiệt) được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (kiệt), tính từ đầu phố kèm theo tên phố; ngách (hẻm) được gọi theo biển số nhà đầu ngách (hẻm), tính từ đầu ngõ (kiệt).
>>> Xem thêm video: Đặt tên đường và câu chuyện hiểu biết lịch sử, văn hóa
Nguồn: VTC 14. 
Trung Vương