Cụ thể, Chùa Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị mất một pho tượng Mẫu Cô Bơ vào năm 2013. 3 năm sau, các Phật tử của chùa phát hiện có một pho tượng giống hệt như vậy được thờ ở một phủ điện tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng cũng phải mất chừng 3 năm từ lúc các Phật tử trình báo, cơ quan công an mới niêm phong được bức tượng để giám định điều tra.
Sư bác Thích Tịnh An cho biết, tượng Cô Bơ đặt tại chùa cao khoảng 80-90cm, có tuổi đời khoảng 70 năm. Bức tượng được bà Đặng Thị Khảm cúng tiến đưa vào chùa vào ngày 4/6/2008. Trước đó, bà Khảm từng cúng tượng tại chùa Cô Bơ (Hà Trung, Thanh Hóa) nhưng sau đó chùa có tượng mới nên chùa này trao trả lại bà Khảm.
Sự việc xảy ra năm 2013, các nhà sư chùa Phúc Liên (ở thôn Chúc Lý) trình báo cơ quan chức năng về việc bức tượng bị kẻ gian lấy trộm. Theo sư thầy Thích Đàm An, vào ngày 7/6/2013, có 4 nam thanh niên vào chùa Phúc Liên, lúc này có sư bác Thích Tịnh Hoa trông nom chùa. Tại đây, 2 người vào nói chuyện với sư Hoa, 2 người còn lại vào gian nhà đặt bức tượng Cô Bơ.
Trong cuộc nói chuyện, 2 nam thanh niên khiến sư Hoa bị lơ mơ và khoảng 15 phút sau, bức tượng bị đánh cắp. "Sư Hoa nói chỉ nhìn thấy hình ảnh lờ mờ như mơ ngủ về những người thanh niên bê pho tượng đi lái xe máy biển Thái Bình nhưng không thể làm gì được. Sau đó, khi nhóm này chở tượng ra ngoài cổng thì va vào người dân ở thôn, người này cũng chỉ nhớ chiếc xe biển 17", sư An chia sẻ.
|
Bức tượng Cô Bơ được đặt tại chùa Phúc Liên trước khi bị đánh cắp (bên trái) và tượng Cô Bơ ở điện nhà ông H. được phát hiện vào tháng 9/2019 (bên phải). (Ảnh: VTC).
|
Đến năm 2016, một phật tử báo tin cho nhà chùa có bức tượng giống hệt tượng Cô Bơ ở chùa Phúc Liên đang được thờ ở phủ điện của ông N.X.H. (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) - VTC đăng tải.
Sau đó, Sư bác Thích Tịnh An và nhiều Phật tử lập tức lên đường về Thái Bình. Xuống đến nơi thì ông N.X.H thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thì vắng nhà, chỉ có mẹ của ông H. tiếp. Bà cụ cho biết, tượng không phải “của nhà” mà do người ta đến cung tiến bằng một cách rất lạ, con bà thờ Cô đã 3 năm nay. “Đón cô về là sơn son thếp vàng lại, sơn son đợt vừa rồi, giờ cô mặt hoa da phấn, tóc vấn đuôi gà”, bà cụ tiết lộ.
Và mọi người mới ngã ngửa: pho tượng cổ đã từ màu bạc chuyển sang màu vàng, nhưng có thể là do sơn sửa. Tuy nhiên, khi làm việc với công an, dù thừa nhận trên Facebook của mình có viết về chuyện “sửa tượng” Cô Bơ, song ông H. nói ông hẹn thợ sơn nhưng họ không đến. Và rằng tượng nhà ông là màu vàng chứ không phải màu bạc như pho tượng của chùa Chúc Lý, 3 năm qua chưa từng sơn sửa lại tượng.
Cho rằng có nhiều điều vô lý trong vụ việc này, nên sư bác tên An (chùa Chúc Lý) bèn mở máy ghi âm toàn bộ lời tiết lộ quan trọng của bà mẹ ông H, rồi cả lời bà con hàng xóm nói về xuất xứ bức tượng ở thị trấn mà họ sinh sống.
|
Công an địa phương xác nhận việc chùa Chúc Lý mất trộm tượng. (Ảnh: Lao Động).
|
Bên cạnh vẻ ngoài “giống hệt”, tất cả các ý kiến được thu lượm đều nói rằng tượng xuất hiện ở “phủ” đã 3 năm. Đúng bằng thời gian chùa Chúc Lý mất bức tượng. Các phật tử cho rằng, bằng mắt thường cũng có thể thấy tượng Cô Bơ ở điện phủ ông H... “đích thị tượng nhà mình”. - Lao Động đưa tin.
một đại diện Công an huyện Chương Mỹ cho biết, đơn vị đang vào cuộc để xác minh rõ thông tin kể trên. “Đơn vị đã thành lập đoàn về Thái Bình để xác minh. Tại đây, đơn vị đã phối hợp với Công an thị trấn An Bài tiến hành niêm phong bức tượng cô Bơ để đưa đi giám định”, vị đại diện thông tin.
Tuy nhiên, theo vị đại diện Công an huyện Chương Mỹ, việc đưa tượng cô Bơ đi giám định để xác định chủ nhân gặp nhiều khó khăn, bởi đây là tài sản cá nhân. Vì vậy, nếu đưa tượng đi giám định, anh H. yêu cầu phải làm lễ, chi phí khoảng 50 triệu đồng.
Vị đại diện này cho biết: “Anh H. yêu cầu phải làm lễ rước tượng đi, sau đó, khi giám định xong lại phải làm một cái lễ an vị nữa. Đơn vị đã báo cáo lên cấp trên và đang làm hồ sơ để chuyển vụ việc sang bên an ninh tôn giáo thụ lý, giải quyết. Bởi đây là tài sản cá nhân, phía chùa Chúc Lý không đủ căn cứ, tuy nhiên, qua đối chiếu, 2 bức tượng giống nhau đến 90%, chỉ khác màu sắc”.
Có tài liệu cho rằng, xưa kia, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa.
>>> Xem thêm video: Bí ẩn pho tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Trung Vương (Tổng Hợp)