Giáo sư sử học Lê Văn Lan nói gì về bãi cọc nghìn năm tuổi ở Hải Phòng?

Google News

Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết, theo kết quả giám định của một trong 27 cọc gỗ phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho thấy kết quả niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.

Chiều ngày 20/12, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hải Phòng cùng các nhà sử học Việt Nam đã có buổi khảo sát thực địa hiện trường nơi bãi cọc hàng nghìn năm tuổi phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Tại buổi thực địa, trả lời phỏng vấn của Tiền Phong, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết theo kết quả giám định của một trong 27 cọc gỗ phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ cho thấy kết quả niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.
Giao su su hoc Le Van Lan noi gi ve bai coc nghin nam tuoi o Hai Phong?
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, bãi cọc này có niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.
“Có thể ta phải chờ những mẫu khác nữa để có kết quả tổng hợp đầy đủ, chính xác hơn nhưng về niên đại là yên tâm. Bởi cây cọc kia không nằm trơ trọi một mình mà nằm trong đồng bộ như thế này cho nên nó có thể tiêu biểu cho hơn 20 cây cọc ở chỗ này”.
Việc phát hiện thêm một trận địa cọc tại Thủy Nguyên (Hải Phòng) theo Giáo sư Lê Văn Lan mang một ý nghĩa to lớn đối với những người con, người dân nơi đây: “Cả Quảng Ninh lẫn Hải Phòng bây giờ đều có thể hả lòng, hả dạ những con cháu, hậu duệ rằng ông cha, tổ tiên chúng tôi ngày xưa, cả hai bên bờ của dòng Đá Bạc dẫn đến Bạch Đằng đều có công đối với nước, đối với lịch sử, đối với dân tộc”.
Giao su su hoc Le Van Lan noi gi ve bai coc nghin nam tuoi o Hai Phong?-Hinh-2
Bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
“Tôi đánh giá cao những chiếc cọc được khai quật không phải theo kiểu tìm đồ cổ, vớ được một cái cọc đào lên mang tới, ở đây họ đã giữ nguyên được hiện trạng và có phương pháp mặt cắt, đỉnh, đáy và cả những địa tầng lớp đất xung quanh đều được giữ. Theo đó, ai cần phản biện, ai cần suy nghĩ thêm thì đều có cơ sở không như một số khai quật ở nơi khác, hơi nóng vội bóc tuột tất cả những thứ ở bên trên, chỉ còn cái đáy” - Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết.
Cũng tại buổi thực địa, anh Nguyễn Tuân Triệu (SN 1963, trú tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) người phát hiện hai trong số 27 cây cọc chia sẻ: “Tôi là người đầu tiên khai quật được 2 cây gỗ chứ tôi cũng không biết là cọc. Trước đó, do chỗ đất này không cấy được nên tôi khai quật lên để trồng cau. Đến ngày 30 tháng 8 âm lịch, trong lúc làm vườn tôi cuốc được 2 cây gỗ lạ, tuổi đời lâu năm nên đã báo chính quyền địa phương. Sau đó xã báo các nhà chuyên trách về bảo quản”.
Giao su su hoc Le Van Lan noi gi ve bai coc nghin nam tuoi o Hai Phong?-Hinh-3
Nhiều cọc gỗ được cắm sâu trong lòng đất.
Trước đó vào ngày 2/10, UBND huyện Thủy Nguyên nhận được báo cáo của UBND xã Liên Khê về việc phát hiện 2 thân cây gỗ ở nghĩa trang làng văn hóa Mai Động, nằm trong đê bao sông Đá Bạc.
Sau khi Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ có kết quả: khai quật 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện 27 cọc (H1 diện tích khai quật 280m2, phát hiện 17 cọc; H2 diện tích khai quật 198m2, phát hiện 2 cọc, và H3 diện tích khai quật 472m2, phát hiện 8 cọc).
Giao su su hoc Le Van Lan noi gi ve bai coc nghin nam tuoi o Hai Phong?-Hinh-4
Theo kết quả giám định, các cọc gỗ có niên đại gần 1 nghìn năm.
Bước đầu Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.
Theo HOÀNG DƯƠNG - PHƯƠNG LINH/Tienphong