Gọi người nghiện ma túy là “bệnh nhân” hay “tội phạm”?

Google News

Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), theo đó, các đại biểu nêu ý kiến trái chiều về việc gọi người nghiện ma tuý là “bệnh nhân” hay “tội phạm”.

Theo luật sư Nguyễn Chiến (ĐBQH Đoàn Hà Nội), Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) khi đi vào cuộc sống sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trước thực trạng tội phạm ma túy ngày càng gia tăng, đặc biệt là vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, qua tiểu ngạch… thậm chí, có nguy cơ biến Việt Nam thành điểm trung chuyển ma tuý.
Đại biểu Nguyễn Chiến cho biết, hiện đang có 2 quan điểm: người nghiện ma túy cần điều trị, chữa trị như người bệnh hoặc bị coi là tội phạm.
Goi nguoi nghien ma tuy la “benh nhan” hay “toi pham”?
 Luật sư Nguyễn Chiến (ĐBQH Đoàn Hà Nội).
“Quan điểm của tôi là cần nghiên cứu sâu nguồn gốc vấn đề. Người thành niên, có nhận thức đều hiểu ma túy là chất bị Nhà nước cấm, pháp luật cấm. Nếu buôn bán, tàng trữ, sử dụng phải xử lý bằng biện pháp hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc. Chúng ta đang có thuật ngữ “sử dụng trái phép chất ma túy” và “sử dụng trái phép” thì phải có chế tài pháp luật phù hợp để xử lý đối với hành vi này. Trái phép là cố ý sử dụng loại chất mà pháp luật cấm, nhưng lại được coi như người bệnh. Với nguyên tắc không coi là tội phạm nhưng hành vi sử dụng trái phép chất ma túy này phải được xác định là vi phạm pháp luật”, luật sư Nguyễn Chiến nói.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hữu Chính cho biết, xuất phát từ Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nghiện ma túy là bệnh nhân nên chế tài xử lý hoàn toàn khác với hiện nay: “Theo thống kê, hàng năm lượng người nghiện gia tăng kinh khủng, không ai quản lý. Chúng tôi là người trực tiếp duyệt danh sách đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì hàng năm chỉ có 10-20 người, vì không có ai tự giác, không có đơn vị nào đứng ra, thủ tục đưa vào cai nghiện rất khó khăn. Bởi vậy sửa đổi là hợp lý”.
Goi nguoi nghien ma tuy la “benh nhan” hay “toi pham”?-Hinh-2
Đại biểu Hữu Chính. 
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, quan niệm về người nghiện là bệnh nhân hay tội phạm phải tùy theo từng trường hợp. Trước hết, nếu xác định nghiện ma túy là trạng thái bệnh lý thì họ là bệnh nhân. Nếu nghiện ma túy, đồng thời làm việc phạm pháp để thoả mãn cơn nghiện thì là tội phạm.
Phát biểu làm rõ thêm ý kiến các đại biểu nêu, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết tình hình hoạt động tội phạm ma tuý ngày càng phát triển, diễn biến phức tạp, xâm nhập vào giới trẻ khiến người dân lo lắng; công tác đấu tranh, phòng chống gặp nhiều khó khăn, trong khi Luật Phòng, chống ma tuý sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập.
Đặt vấn đề “Đối xử như thế nào với tội phạm về ma tuý”, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, một số nước có nền kinh kế phát triển trên thế giới có xu hướng “hợp pháp hoá” về ma tuý và gây tác động tới nhiều quốc gia khác.
“Một số nước hợp pháp hoá ma tuý, xem người nghiện ma tuý là người bệnh, hằng năm Chính phủ phải nhập một lượng ma tuý nhất định để cung cấp cho đối tượng này. Việt Nam chúng ta có khả năng làm điều đó không?”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh việc nâng cao mức độ xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.
Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định quan điểm không để Việt Nam bị ảnh hưởng xu hướng hợp pháp hoá ma tuý, theo đó, Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã bổ sung nhiều quy định nhằm tăng chế tài xử phạt hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý, theo đúng tinh thần của Chỉ thị 36 Bộ Chính trị.
“Chúng ta không chấp nhận có ma tuý, các hành vi liên quan đến ma tuý đều phải xử lý”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Goi nguoi nghien ma tuy la “benh nhan” hay “toi pham”?-Hinh-3
 Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cùng với đó, những bất cập, khó khăn trong công tác phòng chống ma tuý, quản lý người nghiện ma tuý… mà Luật hiện hành chưa xử lý được cũng đã được sửa đổi, bổ sung bằng các quy định mới, phù hợp với tình hình thực tiễn.
“Dự thảo luật có những biện pháp cai nghiện, điều trị hợp lý, tính đến quyền con người. Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối của đại đa số người dân quan trọng và phải đặt cao hơn cá nhân. Trong việc xử lý tội phạm, người sử dụng trái phép ma tuý, dự luật cũng rất tôn trọng, xem xét thấu đáo về quyền con người”, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh./.

Theo Lê Lam/VOV.VN