Hà Nội: Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước mặt sông Đuống

Google News

(Kiến Thức) - Sáng 5/9, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, đã diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước mặt sông Đuống nhằm cung cấp 300.000m3/ngày đêm nước sạch sinh hoạt cho địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne - Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc, góp phần cung cấp nước sạch sinh hoạt cho hàng triệu người dân khu vực TP Hà Nội, các tỉnh lân cận và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Ha Noi: Khanh thanh giai doan 1 nha may nuoc mat song Duong
Toàn cảnh lễ khánh thành giai đoan 1 nhà máy nước mặt sông Đuống.
Vào 9h30 sáng 5/9, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, nhà máy nước mặt sông Đuống đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 có tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm.
Đến tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đình Toàn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt sông Đuống, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương thành phố Hà Nội...
Về phía đại biểu quốc tế có sự tham dự của: Đại sứ Cộng hòa Belarus; ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan, ngài Phó Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ô Man tại Việt Nam.
Ha Noi: Khanh thanh giai doan 1 nha may nuoc mat song Duong-Hinh-2
Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Ông Nguyễn Đức Chung cùng các đại biểu thăm quan Nhà máy.
Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1 sẽ có tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm. Nhà máy có quy mô gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm).
Dự kiến đến năm 2023 Nhà máy sẽ đạt công suất 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và Quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 3/6/2016.
Ha Noi: Khanh thanh giai doan 1 nha may nuoc mat song Duong-Hinh-3
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.
Với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, phân kỳ 1 của dự án khánh thành tháng 10/2018 với công suất 150.000 m3/ngày đêm.
Sau khi khánh thành phân kỳ 2 (Giai đoạn 1) Nhà máy Nước mặt sông Đuống sẽ có tổng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm và tiếp tục bổ sung cung cấp nước sạch cho các quận nội thành, khu vực trung tâm, ngoại thành TP Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh.
Các điểm đấu nối cấp nước của mạng lưới cấp nước Nhà máy Nước mặt Sông Đuống hoàn toàn có thể thay thế việc giảm và dừng khai thác các giếng ngầm bằng nguồn nước mặt theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội thông qua Nghị Quyết số 11/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 tại kỳ họp thứ 9.
Dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch Nhà máy đang áp dụng, bao gồm:
1, Bơm nước thô: Thu nước thô từ sông Đuống và bơm tới bể tiếp nhận của Nhà máy (nếu TSS cho phép) hoặc hồ sơ lắng (nếu TSS lớn hơn thiết kế của Nhà máy);
2, Bơm dâng nước sơ lắng: Lắng lượng TSS dư thừa từ nước sông và bơm nước tới bể tiếp nhận của Nhà máy;
3, Bể tiếp nhận: Tiếp nhận nước thô và tạo ra các dòng chảy tầng cho việc xử lý nước;
4, Đo lưu lượng Parshall Flume: Đo dòng chảy để cung cấp dòng chảy tầng để xử lý. Clo hóa sơ bộ nước thô để hạn chế việc phát sinh tảo và oxy hóa ion sắt, mangan, sau đó dùng phèn nhôm để tạo keo;
5, Ổn định hóa học Bổ sung Polimer là chất tạo bông để các bông cặn cực nhỏ kết tụ với nhau và tăng kích thước trong quá trình trộn chậm và kéo dài;
6, Tạo bông - Keo Tụ - Lắng Lamella Loại bỏ các hạt lơ lửng và hạt keo trong nước; Sử dụng các lamella loại ống tổ ong đặt góc nghiêng tối ưu nhất
7, Bể lọc Lọc nước qua tầng cát và than để loại bỏ TSS dư sau lắng và đảm bảo độ tinh khiết sau lắng;
8, Xử lý bùn: Sử dụng Polime để tách nước khỏi bùn lắng, đưa nước qua các bể cô đặc bùn để lắng bùn
9, loãng và tạo ra bùn cô đặc. Sau đó sử dụng thiết bị ly tâm tách bùn và chất lỏng để tạo bánh bùn khô;
10, Châm clo; Bổ sung dung dịch clo cho nước sau lọc để khử trùng và duy trì hàm lượng clo dư cho nước;
11, Lưu trữ và phân phối nước sạch Lưu trữ nước sạch từ Nhà máy nước và bơm nước vào đường ống truyền tải, mạng lưới phân phối theo yêu cầu của khách hàng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các sở, ban, ngành Thành phố, UBND huyện Gia Lâm, đặc biệt là Tập đoàn AquaOne, Công ty CP nước mặt sông Đuống đã quyết tâm, nỗ lực trong việc triển khai Dự án hoàn thành vượt tiến độ 16 tháng so với chủ trương đầu tư được duyệt, đã tiên phong đầu tư công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới đảm bảo chất lượng nước sạch sản xuất đủ tiêu chuẩn uống tại vòi.
Tống Bao