Sạt lở kinh hoàng
Ngày 1/10, cô Lương Thị Thanh Thủy và cô Vọng Thị Thương (giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương, Nghệ An) vẫn đang được điều trị tích cực tại Trung tâm Y tế huyện. Hai nữ giáo viên trên đường từ trường về nhà bị sạt lở đất vùi lấp vào chiều 29/9. Đã ba ngày trôi qua, các cô vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại lúc gặp nạn.
|
Hai cô giáo Lương Thị Thanh Thủy và Vọng Thị Thương kể lại giây phút bị đất sạt lở vùi lấp
|
Có mặt tại cơ sở y tế nơi các cô điều trị, chúng tôi thấy rất đông người thân, phụ huynh đến thăm hỏi, động viên hai cô giáo. Bị gãy xương sườn số 4 bên trái, cô Thủy kìm nước mắt chịu đựng cơn đau. Cô kể: “Lúc bị đẩy ngã và cuốn đi thì cả người tôi bị ép vào tấm hộ lan đường, còn đầu xe máy đè vào ngực khiến tôi khó thở, đầu óc mơ màng, không thể định hình xung quanh. Nghe cô Thương động viên, tôi chỉ biết cố gắng không nhắm mắt, bởi nếu nhắm mắt là có thể lịm đi”.
Nằm điều trị giường kế bên, cô Thương kể, ngày 29/9, giáo viên, học sinh trong trường dạy và học cả ngày, đến khoảng 16h40, dạy xong tiết 4 thì đồng nghiệp cùng rủ nhau về. Vì thời tiết xấu nên buổi sáng, cô Thương đi xe khách tới trường, lúc về đi nhờ xe cô Thủy. Lúc đó trời có mưa, đường trơn nên hai cô đi chậm, khi cách trường hơn 1km bất ngờ đất, bụi cây từ trên núi sạt lở xuống đẩy ngã hai người xuống đường. Hai cô tiếp tục bị cuốn đến bờ taluy âm, mắc kẹt tại tấm hộ lan đường, đất đá và bụi cây vùi lấp nửa thân người.
“Không thể cử động, áo mưa trùm kín người, một lúc sau, tôi bình tĩnh lại và dùng miệng xé rách áo mưa rồi kéo tay ra khỏi thân cây mét đang siết chặt. Khi tay vươn được ra ngoài, tôi cào đất, đá tìm điện thoại trong cặp để gọi cho chồng. Chồng tôi bắt máy thì tôi cũng chỉ nói được câu “chồng ơi, em bị đất vùi lấp ở Lưu Kiền rồi” thì điện thoại bị tắt.
Lúc này, tôi nghe tiếng kêu đau, khó thở của cô Thủy, chị ấy bị kẹt và đất vùi lấp nặng hơn. Tôi bảo: “Chị ơi, không được chết ở đây”. Cùng lúc, hai đồng nghiệp đi phía sau tìm thấy chúng tôi mới hô hoán và gọi điện cho hiệu trưởng đến cứu nạn. Cũng may khi nghe tiếng kêu cứu của đồng nghiệp, có một người dân đưa dao đến chặt bụi mét, tháo áo mưa và mũ bảo hiểm, lúc đó, hai chị em mới dễ thở hơn.
Chúng tôi nằm dưới bùn đất và bụi cây mét khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó được đưa ra ngoài cấp cứu. Tôi không biết nói gì hơn, xin cảm ơn mọi người đã cứu hai chị, em”, cô Thương nói.
Cô Thủy đã có 24 năm dạy học ở ba trường thuộc huyện biên giới Tương Dương. Cô Thủy còn là Tổng phụ trách đội của trường. Cô Thương từng dạy học tại điểm trường khó khăn nhất của xã Hữu Khuông, nơi từng được biết đến là không có đường, không có điện lưới, không có sóng điện thoại, không có chợ.
“Không thể cử động, áo mưa trùm kín người, một lúc sau, tôi bình tĩnh lại và dùng miệng xé rách áo mưa rồi kéo tay ra khỏi thân cây mét đang siết chặt. Khi tay vươn được ra ngoài, tôi cào đất, đá tìm điện thoại trong cặp để gọi cho chồng. Chồng tôi bắt máy thì tôi cũng chỉ nói được câu “chồng ơi, em bị đất vùi lấp ở Lưu Kiền rồi” thì điện thoại bị tắt.
Lúc này, tôi nghe tiếng kêu đau, khó thở của cô Thủy, chị ấy bị kẹt và đất vùi lấp nặng hơn. Tôi bảo: “Chị ơi, không được chết ở đây”. Cùng lúc, hai đồng nghiệp đi phía sau tìm thấy chúng tôi mới hô hoán và gọi điện cho hiệu trưởng đến cứu nạn. Cũng may khi nghe tiếng kêu cứu của đồng nghiệp, có một người dân đưa dao đến chặt bụi mét, tháo áo mưa và mũ bảo hiểm, lúc đó, hai chị em mới dễ thở hơn.
Chúng tôi nằm dưới bùn đất và bụi cây mét khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó được đưa ra ngoài cấp cứu. Tôi không biết nói gì hơn, xin cảm ơn mọi người đã cứu hai chị, em”, cô Thương nói.
Cô Thủy đã có 24 năm dạy học ở ba trường thuộc huyện biên giới Tương Dương. Cô Thủy còn là Tổng phụ trách đội của trường. Cô Thương từng dạy học tại điểm trường khó khăn nhất của xã Hữu Khuông, nơi từng được biết đến là không có đường, không có điện lưới, không có sóng điện thoại, không có chợ.
Tình thân, tình đồng nghiệp
|
Hiện trường sạt lở đất vùi lấp 2 cô giáo trên đường đi dạy về |
Anh Ngân Văn Tứ (Phó Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, chồng cô giáo Thương) cho hay: “Lúc tôi đang họp về việc triển khai phòng chống lũ lụt, sạt lở đất với lãnh đạo xã thì nhận được cuộc gọi kêu cứu của vợ.
Tôi tức tốc chạy xe lên Lưu Kiền thì thấy vợ và cô Thủy bị đất, bụi cây vùi lấp. Cảnh tượng kinh hoàng, những hòn đá, vạt đất trên núi còn chực chờ đổ xuống bất cứ lúc nào. Tôi gấp gáp chạy đến cùng mọi người đào bới đất và tháo tấm hộ lan đường ra.
Dụng cụ hạn chế, một nhóm người dùng tua-vít của tài xế xe đường dài thay nhau mở ốc vặn ở lan can, còn chiếc máy múc trực lụt bão đến xúc đất. Nhìn vợ và chị Thủy kêu đau, trời lại mưa tầm tã, lòng tôi nóng như lửa đốt. Khoảng 40 phút, chúng tôi đưa được hai người ra ngoài và đưa đến bệnh viện cấp cứu”.
Ba ngày qua, chăm sóc vợ điều trị tại Trung tâm Y tế huyện, anh Tứ đưa hai con nhỏ cùng vào, bởi đứa con nhỏ 12 tháng tuổi còn bú sữa và khóc đòi mẹ. “Nhìn vợ, con bình yên, tôi cảm thấy thật may mắn, tôi không dám nghĩ lại chuyện vợ bị nạn và những điều tồi tệ”, anh Tứ nắm chặt tay vợ.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền, kể: “Lúc cô Thủy và cô Thương bị đất đá vùi lấp, phía sau khoảng mấy trăm mét có hai đồng nghiệp trong trường. Nhưng hai cô không biết là có người gặp nạn, cứ nghĩ là bạn mình đi qua rồi, chỉ khi thấy đèn hậu xe máy nhấp nháy trong bụi cây mét thì mới tá hỏa chạy lại ứng cứu”.
Cô Nhung cho biết, hai cô giáo đều là người hòa đồng, nhiệt tình, năng lực chuyên môn giảng dạy tốt. Cô Thủy làm Tổng phụ trách đội vừa tổ chức Tết Trung thu cho học sinh, còn cô Thương là giáo viên dạy giỏi của huyện.
Trực tiếp cấp cứu cho hai cô giáo bị nạn, bác sỹ Vy Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tương Dương, thông tin, sức khỏe của hai bệnh nhân đã dần ổn định. Lúc nhận được tin, huyện Tương Dương đã điều động bác sỹ, xe cứu thương tới hiện trường. Các cô nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, cô Thương bị gãy xương sườn số 4 bên trái, cô Thương bị đau mạn sườn và phần mềm.
Theo Cảnh Huệ - Phạm Trường/ Báo Tiền phong