Hải Dương: Xem xét tờ trình về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Google News

Đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại, là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.

Sáng ngày 12/7, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (TP Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc Kỳ họp thứ 16.
Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe ông Lê Hồng Diên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trình bày tờ trình của UBND tỉnh Hải Dương về Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo nội dung tờ trình, đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại, là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.
Hai Duong: Xem xet to trinh ve Quy hoach tinh thoi ky 2021-2030, tam nhin 2050
Ông Lê Hồng Diên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương  
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến năm 2025, Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Là một đô thị hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Tỉnh Hải Dương tập trung phát triển năm trụ cột chính bao gồm: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, Dịch vụ chất lượng cao, Đô thị xanh, hiện đại, thông minh, và Nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; Bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Xây dựng ba nền tảng hỗ trợ: Văn hóa và con người xứ Đông – phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đời sống và môi trường văn hóa lành mạnh; Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; Kinh tế số, khoa học công nghệ, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Hình thành bốn trục phát triển không gian: rục phát triển Bắc – Nam; Trục phát triển Đông – Tây trung tâm tỉnh; Trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh và Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông.
Hai Duong: Xem xet to trinh ve Quy hoach tinh thoi ky 2021-2030, tam nhin 2050-Hinh-2
 
Tại tờ trình, UBND tỉnh cũng đưa ra các phương án phát triển của từng ngành, lĩnh vực, trong đó có đưa ra hương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, cụ thể như sau:
Vùng trung tâm (vùng 1): Bao gồm toàn bộ không gian phát triển của TP Hải Dương, huyện Nam Sách, huyện Gia Lộc. Là vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm với TP Hải Dương là đô thị tổng hợp đa ngành, trung tâm chính trị hành chính của tỉnh, trung tâm kinh tế đa ngành: thương mại dịch vụ, tài chính, công nghiệp sạch – công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo ...
Vùng phía Tây (vùng 2): bao gồm toàn bộ không gian phát triển của các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miên. Là phân vùng phát triển công nghiệp tập trung với quy mô lớn của tỉnh Hải Dương.
Vùng phía Đông Nam (vùng 3): bao gồm toàn bộ không gian phát triển của các huyện Thanh Hà, Ninh Giang, Tứ Kỳ. Là vùng phát triển nông nghiệp đặc sản, gắn với sản xuất hàng hoá, phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ theo hướng tiên tiến tại các vị trí thuận lợi liên kết với giao thông liên vùng để đưa sản phẩm đến với Thế giới, phát triển các ngành du lịch, thương mại dịch vụ liên kết với nông nghiệp. Xây dựng các cụm đô thị gắn kết với vùng sản xuất.
Vùng phía Bắc (vùng 4): Bao gồm toàn bộ không gian phát triển của TP Chí Linh, Tx Kinh Môn, huyện Kim Thành. Là vùng phát triển tổng hợp đa ngành với các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc của tỉnh, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh. Xây dựng đô thị theo theo đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại, đáng sống. Phát triển công nghiệp - xây dựng là mũi nhọn; thương mại, dịch vụ, du lịch là quan trọng; nông, lâm, thủy sản là nền tảng, hỗ trợ phát triển bền vững. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh, liên kết du lịch gắn với hành lang du lịch Nội Bài – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh.
Cũng tại Tờ trình của UBND đã đưa ra 6 giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch gồm: Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về môi trường, khoa học, công nghệ; Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
>>> Mời độc giả xem thêm video Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất
  Nguồn: Invest TV
Hải Ninh