Hiệu phó bắt học sinh tự tát vào mặt: Rõ sự thật... “xử” bà Hường thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Với hành vi bắt học sinh tự tát vào mặt của nữ hiệu phó trường Trường THCS Đồng Thái phải đánh giá về phẩm chất, đạo đức chứ không đơn thuần chỉ là cảm xúc nhất thời. Việc hội đồng xem xét kỷ luật đối với giáo viên này có thể sẽ áp dụng những hình thức kỷ luật rất nghiêm khắc như cách chức, buộc thôi việc…

Liên quan vụ việc Hiệu phó Trường THCS Đồng Thái Đỗ Thị Hường có hành vi phản giáo dục khi bắt học sinh tự vả vào mặt 10 cái, ngày 21/2, UBND huyện An Dương đã có báo cáo gửi UBND TP Hải Phòng.
Báo cáo cho thấy, kết quả xác minh từ cô giáo chủ nhiệm lớp 8B, các học sinh, huyện An Dương xác định việc cô Hiệu phó Đỗ Thị Hường đã yêu cầu em Đ.Đ.Đ tự tát vào mặt mình 10 cái vì em này ngủ gục trong giờ học tiếng Anh là đúng như báo chí phản ánh.
Cụ thể, tháng 4/2019, trong giờ học tiếng Anh, em Đ., học sinh lớp 8B có gục xuống bàn, cô hiệu phó Đỗ Thị Hường đã yêu cầu em Đ. tự tát vào mặt 10 cái. Em Đ. và phụ huynh em này xác nhận sự việc này có thật, tuy nhiên do Đ. có khuyết điểm nên gia đình không có ý kiến gì.
Điều đáng nói, dù sự việc xảy ra trong giờ học tiếng Anh, tuy nhiên khi cơ quan chức năng xác minh, cả hai cô giáo dạy tiếng Anh lại cho rằng không có sự việc cô hiệu phó Đỗ Thị Hường bắt học sinh tự vả vào mặt 10 cái.
Hieu pho bat hoc sinh tu tat vao mat: Ro su that... “xu” ba Huong the nao?
 Trường THCS Đồng Thái.
Ngoài ra, vào ngày 9/1, cô Đỗ Thị Hường còn bắt học sinh Đ.T.P.U tự tát vào mặt mình 10 cái trước các giáo viên đang họp Hội đồng sư phạm nhà trường là đúng sự thật. Cụ thể, cô Hường thấy em U có hành vi chửi bạn, nên đã yêu cầu em U lên phòng họp Hội đồng sư phạm. Học sinh U đứng cạnh rèm cửa phòng họp Hội đồng, cô Hường yêu cầu em U “tự xử lý” nhằm “giáo dục học sinh rút kinh nghiệm và khắc phục lỗi”, sau đó em U dùng tay tự tát vào má của mình. Sự việc có sự chứng kiến của gần chục giáo viên có mặt tại phòng họp.
UBND huyện An Dương nhận định cô hiệu phó Đỗ Thị Hường đã vi phạm đạo đức nhà giáo và các quy định về công tác quản lý giáo dục đối với học sinh, làm ảnh hưởng tới dư luận, nhân dân, giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm, Ban chấp hành công đoàn và một số giáo viên của trường đã thiếu trách nhiệm trong quản lý, thực hiện điều lệ và đạo đức nhà giáo.
Huyện An Dương yêu cầu cơ quan chức năng giám sát việc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan tại Trường THCS Đồng Thái, đề xuất hình thức kỷ luật đối tập thể, cá nhân có sai phạm.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, vụ việc cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng khiến dư luận phận lộ chưa kịp lắng xuống thì vụ việc hiệu phó trường THCS Đồng Thái có những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hoá, có hình thức xử lý kỷ luật học sinh phản giáo dục khiến nhiều người bức xúc và lo lắng cho hoạt động giáo dục của trường này.
Sau khi có thông tin phản ánh về việc nữ phó hiệu trưởng Đỗ Thị Hường có nhiều hành vi phản giáo dục, xâm hại đến thân thể của học sinh, Phòng Nội vụ và xã Đồng Thái xác minh việc cô Đỗ Thị Hường – Hiệu phó Trường THCS Đồng Thái (huyện An Dương) có hành vi bắt học sinh Đ.Đ.Đ (học sinh lớp 8B) tự vả 10 cái vào mặt.
Kết quả xác minh từ cô giáo chủ nhiệm lớp 8B, các học sinh, huyện An Dương xác định việc cô Hiệu phó Đỗ Thị Hường đã yêu cầu em Đ.Đ.Đ tự tát vào mặt mình 10 cái vì em này ngủ gục trong giờ học tiếng Anh là đúng như báo chí phản ánh. Ngoài ra, vào ngày 9/1, cô Đỗ Thị Hường còn bắt học sinh Đ.T.P.U tự tát vào mặt mình 10 cái trước các giáo viên đang họp Hội đồng sư phạm nhà trường là đúng sự thật...
Với hành vi này, cô giáo Đỗ Thị Hường sẽ phải nhận hình thức kỷ luật đích đáng. Sự việc không chỉ diễn ra một lần, với một học sinh mà diễn ra nhiều lần, với nhiều học sinh gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến hoạt động giáo dục, gây lo lắng cho nhiều phụ huynh.
Bởi vậy, những hành vi này phải đánh giá về phẩm chất, đạo đức chứ không đơn thuần chỉ là cảm xúc nhất thời. Việc hội đồng xem xét kỷ luật đối với giáo viên này có thể sẽ áp dụng những hình thức kỷ luật rất nghiêm khắc như cách chức, buộc thôi việc. Việc xử lý kỷ luật như thế nào sẽ căn cứ vào các quy định về xử lý kỷ luật công chức, kỷ luật viên chức, theo trình tự thủ tục luật định.
Trong thời gian chờ xem xét hình thức kỷ luật, giáo viên này sẽ bị tạm đình chỉ công tác. Đây là một bài học cho những hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực đạo đức nhà giáo của một số giáo viên.
Hieu pho bat hoc sinh tu tat vao mat: Ro su that... “xu” ba Huong the nao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.
Luật sư Cường nói rằng, điều đáng nói ở đây là quy định về kỷ luật học sinh được Bộ Giáo dục ban hành từ năm 1988 (Thông tư 08/TT) đến nay vẫn không thay đổi, những quy định này có phần không phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, không phù hợp với nguyên tắc, định hướng phát triển giáo dục hiện nay và không phát huy hiệu quả.
Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều giáo viên tỏ ra bất lực trước các hình thức kỷ luật không mấy hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý kỷ luật học sinh là điều cần thiết để đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục, có những hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, thể hiện tính nhân văn, hướng thiện cao.
Ngoài ra, cũng có một số giáo viên không chịu tìm hiểu các quy định của pháp luật về các hình thức kỷ luật học sinh, không tuân thủ các quy định của pháp luật về kỷ luật học sinh.
Họ tự nghĩ ra, đề ra hình thức kỷ luật của riêng mình, tạo ra một sự tùy tiện trong hoạt động giáo dục dẫn đến xâm phạm đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của học sinh, có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc sang chấn tâm lý của học sinh... Những hành vi sử dụng bạo lực, vũ lực để kỷ luật là những hành vi phạm giáo dục, sẽ tác động xấu đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.
Do vậy, việc xử lý kỷ luật đối với giáo viên này là cần thiết để đảm bảo môi trường giáo dục thực sự an toàn cho trẻ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hải Phòng: Cô giáo đánh tới tấp vào đầu học sinh

Nguồn VTC Now.

Hải Ninh