Hỏi trách nhiệm Chủ tịch thị xã Kinh Môn vụ loạt bãi than "lậu"

Google News

Luật sư cho rằng, ngoài việc xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý hành chính, quản lý doanh nghiệp trên địa bàn.

Mới đây, Tổng Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương đã phối hợp với Cục Cảnh sát Kinh tế, Bộ Công an đồng loạt kiểm tra 21 bãi than thuộc các doanh nghiệp nằm rải rác tại thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phát hiện các bãi than này có dấu hiệu vi phạm.
Số điểm vi phạm cộng với khối lượng sản phẩm có dấu hiệu vi phạm rất lớn
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Hoàng Ánh Dương, Phụ trách Cục QLTT Hải Dương cho biết, hiện lực lượng chức năng vẫn đang trong quá trình kiểm tra.
Hoi trach nhiem Chu tich thi xa Kinh Mon vu loat bai than
Lực lượng chức năng vẫn đang trong quá trình kiểm tra. 
Thông tin từ Tổng Cục Quản lý Thị trường, sau 6 ngày kiểm tra, với sự tham gia của hàng trăm kiểm soát viên quản lý thị trường và các chiến sỹ thuộc lực lượng cảnh sát kinh tế, cảnh sát cơ động, đến chiều tối ngày 24/8, lực lượng chức năng mới kiểm tra và có kết quả sơ bộ của 15 trong số 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm.
Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện phần lớn các bãi có khối lượng than có khối lượng than chênh lệch so với hoá đơn nhập hàng. Đơn cử, tại 1 trong số 15 cơ sở đã được kiểm tra tính đến ngày 24/8, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ. Đây là số lượng than rất lớn được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian qua.
Khi kiểm tra, Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương - Phụ trách Cục QLTT Hải Dương phải thốt lên rằng "có những bãi mênh mông, mình đứng như đứng dưới chân đồi".
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, do số điểm vi phạm cộng với khối lượng sản phẩm có dấu hiệu vi phạm rất lớn nên Tổng cục Quản lý thị trường phải tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan như: Tổng cục địa chất khoáng sản, cơ quan thuế cùng vào cuộc để xác minh, giám định, điều tra làm rõ từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất về hành vi vi phạm.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở, đồng thời phối hợp với Tổng cục địa chất khoáng sản để giám định, đối chiếu làm rõ chủng loại than cũng như sự chênh lệch khối lượng than hiện có trên bãi so với số hoá đơn nhập hàng do doanh nghiệp xuất trình.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phát hiện hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc:

Nguồn: Tầm Nhìn.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng sẽ làm rõ sai phạm của các doanh nghiệp, đồng thời làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý hành chính, quản lý kinh doanh trên địa bàn.
Than đá là tài nguyên thiên nhiên quý giá, việc khai thác than đá có sự quản lý của nhà nước. Chỉ có những doanh nghiệp được cấp phép, đủ điều kiện về thiết kế mỏ và các điều kiện về hạ tầng, nhân lực, máy móc, thiết bị mới được phép khai thác. Việc mua bán, vận chuyển than đá phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Luật sư Cường cho rằng, từ nhiều năm nay hoạt động khai thác than trái phép vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, do có những đối tượng tiếp tay, tiêu thụ trái phép. Bởi vậy, để đấu tranh với các đối tượng khai thác trái phép than đá, không những chỉ xử lý đối với hoạt động khai thác than thổ phỉ mà còn phải xử lý đối với hoạt động vận chuyển, tiêu thụ loại than này.
Để tiêu thụ “than bẩn”, than khai thác trái phép, các đối tượng thường thực hiện các hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, trà trộn vào những hàng hóa đã được khai thác hợp lệ... Hoặc mua bán phải sử dụng nhỏ lẻ trong nước hoặc suất khẩu không theo con đường chính ngạch...
Hoi trach nhiem Chu tich thi xa Kinh Mon vu loat bai than
Trong số 21 bãi than bị lực lượng chức năng kiểm tra có những bãi rộng hàng chục ha.
Trách nhiệm đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản không chỉ thuộc về cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế mà còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm về hành chính cũng như xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn.
“Tại thị xã Kinh Môn, việc tập kết, mua bán, vận chuyển số lượng than lớn như vậy chắc chắn sẽ diễn ra một thời gian dài và công khai. Do vậy, ngoài việc xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý hành chính, quản lý doanh nghiệp trên địa bàn. Trường hợp phát hiện có hành vi buông lỏng hoặc tiếp tay cho hành vi vi phạm, tùy vào tính chất mức độ có thể kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cán bộ, cá nhân có liên quan”, luật sư Cường nêu ý kiến.
Không thực hiện kiến nghị đoàn kiểm tra
Mới đây, Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kết luận thanh tra số 569/KL-TTr về việc quản lý, sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được giao đất tại thị xã Kinh Môn.
Từ năm 2015 - 2019, về việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bến bãi ngoài đê, ven sông trên địa bàn thị xã, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn giao cho các cơ quan chuyên môn tiến hành 4 đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bến bãi ngoài đê, ven sông trên địa bàn thị xã. Qua thanh tra cho thấy, các đoàn kiểm tra kiến nghị biện pháp xử lý dứt điểm sai phạm, nhưng không được thực hiện đầy đủ dẫn đến sai phạm tiếp diễn kéo dài.  
Theo Thanh Tra.
Hải Ninh