Kỳ nhân trên đầm phá: Những con người không đầu hàng cuộc sống

Google News

Hình ảnh những kỳ nhân trên đầm phá Tam Giang một thân một mình lênh đênh giữa dòng nước đầm phá bắt tôm bắt cá bao nhiêu năm qua đã quá quen thuộc.

Kỳ nhân mù trên phá Tam Giang
Hai mắt bị mù bẩm sinh nhưng ông Nguyễn Dê (67 tuổi, ở thôn Trung Hưng, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận.
Ky nhan tren dam pha: Nhung con nguoi khong dau hang cuoc song
 
Cả cuộc đời, ông tự nuôi sống bản thân và nuôi đàn con khôn lớn thành người bằng nghề đánh bắt cá trên phá Tam Giang. Điều kỳ lạ là cùng đánh cá như ông nhưng những người sáng mắt lại không thu được nhiều bằng. Người ta gọi ông là “thiên hạ đệ nhất sát cá” cũng bởi vậy.
Ông Dê có lẽ là kỳ nhân hiếm hoi của vùng sông nước Việt Nam khi bị mù hai mắt vẫn ngày ngày chèo thuyền bắt cá trên vùng đồng phá rộng lớn mà chưa một lần bị “thủy thần” đe dọa. Chẳng biết ông có biệt tài gì hay chỉ bởi trời thương người hiền lành nghèo khó lại tật nguyền như ông mà mỗi lần dong thuyền buông lưới trên phá Tam Giang, lồng lưới của ông bao giờ cũng thu được nhiều cá hơn người khác. Hồi còn nhỏ, nhờ khả năng bơi lội như “Yết Kiêu” của mình mà ông nhiều lần thoát chết dưới đạn giặc. Giờ về già, khả năng bơi lội này giúp ông tự tin hơn khi ra giữa dòng phá mưu sinh.
Ông học được cách nghe gió, nghe cá tớp nước, nghe tiếng nước bằng tai để mưu sinh trên đầm phá. Những lần đầu mò mẫm tập đi một mình, tập đánh cá bằng tai, ông bị ngã bầm dập mặt mũi, sưng vù. Thời gian sau, ông thuộc lòng từng vị trí đánh bắt, cách bủa lưới, phương pháp lặn mò cá tôm dưới nước khiến mọi người từ ngạc nhiên đến khâm phục. Tuy không nhìn thấy gì nhưng tất cả luồng lạch, ngõ ngách trên đầm phá Cầu Hai – Tam Giang này, ông Dê đều thuộc trong lòng bàn tay. Đặc biệt, ông còn nhận biết tất cả các loại tiền từ tờ 10 ngàn đồng cho tới 500 ngàn đồng một cách chính xác.
Ky nhan tren dam pha: Nhung con nguoi khong dau hang cuoc song-Hinh-2
Ông Dê và vợ hạnh phúc bên đàn cháu nhỏ. 
Căn nhà đơn sơ của ông Nguyễn Dê ở làng chài Trung Hưng nằm sát bên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn. Cứ 4h chiều mỗi ngày, vợ chồng ông dắt díu nhau lên con thuyền đậu trước nhà để ra phá cho tôm ăn rồi sau đó đi bủa lưới, bắt cá. 4h sáng hôm sau, họ lại dậy đi thu lưới bắt tôm, cá đem xuống chợ bán. Tuy mù nhưng ông Dê lại kiếm tiền rất giỏi từ việc nuôi tôm và đánh bắt thủy sản trên phá.
Rái cá một chân trên đầm Thủy Triều
Dù bị thương tật từ nhỏ, chỉ còn một chân nhưng ông lại là một thợ lặn nức tiếng vùng đầm Thủy Triều. Ở ông có ý chí và nghị lực phi thường vượt lên số phận để mưu sinh, dũng cảm cứu vớt những phận người suýt làm mồi cho “hà bá”. Ông là Mai Xuân Phụng, SN 1963, trú tại tổ dân phố Tân Hải, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Năm ông lên 17 tuổi, do vô tình giẫm phải mìn còn sót lại sau chiến tranh ở khu vực ngoài bãi biển lớn, nay thuộc bãi Dài (Cam Lâm) nên chỉ còn một chân.
Sau này lớn lên, nỗi đau dần nguôi đi và ông bắt đầu nhận ra nhiều điều về cuộc sống. Khi chứng kiến nhiều số phận còn khó khăn hơn mình nhưng họ vượt lên mọi thử thách và làm những việc tưởng như không thể, ông Phụng quyết tâm vượt khó.
Không chỉ mưu sinh, ông Phụng còn là ân nhân của nhiều người sống quanh đầm không may đi ghe, thuyền gặp nạn mỗi khi sóng to, gió lớn. Bao năm qua, bất kể mưa nắng đêm ngày, ông đã không quản ngại khó khăn để trục vớt tài sản cho nhiều ghe, thuyền bị nạn, và những phận người suýt làm mồi cho “hà bá”.
Tính đến nay ông Phụng đã có hơn 30 năm trong nghề lặn. Bây giờ nghề lặn thu nhập kém hơn trước bởi nguồn lợi thủy sản không còn nhiều như xưa. Hiện nay, nhiều bạn lặn của ông đã bỏ nghề vì không lo nổi cuộc sinh nhai đầy khó khăn, chỉ còn vài ba người trụ lại. Nhưng đối với riêng ông Phụng, đầm Thủy Triều dẫu không còn nhiều loài thủy sản cho ông đánh bắt, nhưng cái máu, cái nghề lặn đã ăn vào máu thì không thể bỏ được.
Nữ kỳ nhân trên đầm phá
Không có đôi chân đôi tay lành lặn nhưng chị Phan Thị Thuận (51 tuổi, thôn Thủy Diện, xã Phú An, H. Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vẫn vượt lên tật nguyền nuôi mẹ già với nghề làm cá trên phá Tam Giang.
Ky nhan tren dam pha: Nhung con nguoi khong dau hang cuoc song-Hinh-3
Chị Phan Thị Thuận dùng xe dùng để chợ dụng cụ ra phá đi làm nghề cá - Ảnh: Tuyết Khoa 
Trong căn nhà đơn sơ bên đầm Chuồn (một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai), chị Thuận khiến nhiều người khâm phục khi có thể làm tất cả công việc nhà rất thuần thục dù đôi chân và đôi tay đều khuyết tật. Đặc biệt, chị còn là một ngư dân thực thụ với nghề làm tôm làm cá trên đầm phá. Đối với người dân vùng này, hình ảnh chị Thuận một thân một mình lênh đênh trên phá bắt tôm bắt cá bao nhiêu năm qua đã quá quen thuộc. Với chiếc thuyền nhỏ cùng nhiều dụng cụ, một mình chị Thuận vừa bơi vừa thả lưới, đơm cá từ đầu đêm đến sáng để kiếm mớ tôm mớ cá bán chợ sớm.
Hiện nay, dù đã ngoài 50 tuổi, nhưng chị Thuận vẫn rất nhanh nhẹn. Hàng đêm, chị Thuận vẫn bươn chải đi làm cá trên phá trừ nhưng khi mưa gió.
Theo Bảo Dung/Phununews