Làng nghề món đặc sản bình dân tất bật ngày cuối năm

Google News

Có mặt tại làng nghề này những ngày cuối năm ai đó mới hiểu thêm nguồn cội món ăn bình dân và thấu hiểu sự vất vả của người thợ làm công việc này.

Nếu nói đến Bắc Giang, mọi người sẽ nghĩ đến nhiều đặc sản nổi tiếng như vải thiều Lục Ngạn, nấm Lạng Giang, rau an toàn… đặc biệt là sản phẩm Mỳ Chũ – món ăn bình dân được sản xuất bởi người dân tại quê hương này.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam

Mỳ chũ là sản phẩm đặc sản nổi tiếng của người dân Bắc Giang

Hiện tại, ở Bắc Giang có rất nhiều cơ sởi sản xuất mỳ gạo nhưng Mỳ Chũ được sản xuất tại xã Nam Dương của huyện Lục Ngạn được đánh giá cao nhất. Hiện, xã Nam Dương cũng là địa phương có nhiều hộ tham gia sản xuất mỳ chũ cao nhất.

Cuối năm, thời tiết hanh khô, hầu như hộ nào trong xã Nam Dương (Lục Ngạn) cũng như được phủ kín màu trắng, màu vàng của mỳ gạo. Tại những điểm thu gom mỳ, các loại xe ô tô lớn nhỏ tấp nập tới “ăn” hàng.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-2

Cuối năm là thời điểm người dân trong làng bận rộn nhất trong năm

Xế trưa, những chiếc bánh tráng được phơi bắt đầu đanh lại. Mép bánh rời khỏi tấm phên tre tạo ra tiếng kêu lách tách, báo hiệu thời điểm bận rộn nhất trong ngày với người làm mỳ. Bởi nếu không kịp đảo phên, bánh sẽ khô và không thể thái thành sợi nhỏ.

Anh Nguyễn Văn Dương (làng Thủ Dương) chia sẻ, mùa này nắng hanh khô, rất thuận lợi cho sản xuất mỳ. Một năm tính ra cũng chỉ có 9 tháng làm được mỳ, còn lại là mưa, ẩm, mỳ dễ bị mốc, chất lượng không bảo đảm. Hiện mỗi ngày, gia đình anh Dương sản xuất từ 1,5-2 tạ gạo, nhiều hơn cùng kỳ năm trước khoảng 25%, chưa kể tráng bánh thuê cho các hộ.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-3

Được biết, cả làng nghề hơn 300 hộ làm mỳ của xã hiện cũng đang tất bật sản xuất đáp ứng các đơn hàng trên khắp cả nước.

Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ – Lục Ngạn hiện có 12 HTX tham gia với hơn 300 hộ thành viên, tập trung chủ yếu tại các làng nghề của xã xã Nam Dương. Để tăng năng suất, sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian gần đây, các HTX luôn khuyến khích thành viên thay đổi dây chuyền sản xuất.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-4

Bên cạnh việc đưa chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao nhất, thì vấn đề bảo quản và mẫu mã sản phẩm cũng được các hộ sản xuất Lâm quan tâm.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-5

Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ – Lục Ngạn hiện có 12 HTX tham gia với hơn 300 hộ thành viên

Anh Nguyễn Văn Ngần, hộ sản xuất mỳ ở thôn Thủ Dương chia sẻ, để tăng năng suất, đầu năm vừa rồi, anh cùng hơn chục hộ trong thôn được Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ – Lục Ngạn phối hợp với đơn vị cung cấp gas hỗ trợ miễn phí thay lò đốt than, củi tráng bánh bằng lò gas.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-6

Sản phẩm mỳ chũ được người dân kết hợp với rau củ quả khác, tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt

Bà Đào Thị Hương- người dân thôn Trại Lâm, xã Nam Dương cho biết, mỳ được làm từ gạo bao thai – là giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi ở nơi đây.

“Làng nghề có từ rất lâu đời, hơn 60 năm trước, các cụ trong làng làm nghề hoàn toàn bằng thủ công, mỗi ngày tráng được khoảng 10-15kg gạo, dậy từ 3 giờ sáng với 3-4 lao động.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-7

Sản phẩm đa dạng, không chỉ ngon hơn, đủ chất hơn, phù hợp cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường…

Dần dần, lớp trẻ hơn cũng đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất, tráng bánh bằng máy điện. Dù vẫn ở bước đơn giản nhưng mỗi ngày tráng được 1-3 tạ gạo với cùng lực lượng lao động” – bà Hương kể.

Trước đây chỉ làm thủ công loại mỳ chũ trắng truyền thống, sau hợp tác xã hướng đến các sản phẩm cao cấp hơn, sạch hơn đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Luôn tìm tòi, sáng tạo, trong quá trình đi tìm kiếm thị trường, bà thấy được một hướng sản xuất khác, bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng đó là đưa các loại rau củ tươi địa phương có sẵn vào sản xuất thành mỳ, giúp người tiêu dùng ăn ngon hơn, đủ chất hơn, phù hợp cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường…

Sau rất nhiêu công lao và thời gian thử nghiệm, các loại thực phẩm tự nhiên, như vừng đen, đỗ đen, khoai lang tím, bí đỏ, lá nếp, chùm ngây,…đã được kết hợp thành công, tạo ra những sản phẩm mỳ chũ ngũ sắc ấn tượng.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-8

Sản phẩm được phơi trong nhà lưới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Để sản phẩm vươn xa tới nhiều địa phương trong và ngoài nước, thời gian gần đây người dân chú trọng phát triển các kênh bán hàng online. Ông Hùng – một người trực tiếp phân phối online sản phẩm mỳ chũ ghi nhận, việc đẩy mạnh bán qua các kênh online đã giúp tăng sản lượng đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, thói quen mua hàng online của người tiêu dùng tại các thành phố lớn khá phổ biến.

Lang nghe mon dac san binh dan tat bat ngay cuoi nam-Hinh-9

Tại Hà Nội, mỳ chũ ngũ sắc được phân phối tại 37A/109 Trường Chinh, Hà Nội

Hiện, bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mỳ gạo, trong đó Hội sản xuất Mỳ Chũ đã sản xuất và tiêu thụ 10 tấn mỳ, giá trị thu được của làng nghề gần 8 tỷ đồng mỗi năm.

Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, nhưng Mỳ Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon hơn nhiều loại mỳ khác.

Có thể nói, những ai đã từng được thưởng thức Mỳ Chũ một lần chắc hẳn sẽ không quên vị ngọt đặc trưng của món ăn dân dã này.

Kiến Thức