Ngày 25/6, Quốc hội thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi)

Google News

Ngày 25/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay, ngày 25/6, Quốc hội khóa XV, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.
Ngay 25/6, Quoc hoi thao luan ve Luat Cong chung (sua doi)
 Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Cuối giờ trưa và chiều cùng ngày, Quốc hội họp riêng xem xét, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền.
Theo Tờ trình của Chính phủ, trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Công chứng năm 2014, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) có bố cục gồm: 10 chương, 78 Điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 09 điều, sửa đổi 61 điều, giảm bớt 12 điều và bổ sung 09 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng năm 2014. Dự thảo Luật quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) là nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; khắc phục hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công chứng.
Mai Loan