Người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ COVID-19?

Google News

Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23 về mức hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng. Theo Quyết định 23, người lao động trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận tiền hỗ trợ 1 lần với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 3,71 triệu đồng/người từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. 
Lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.
Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của người lao động tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021.
Mức hỗ trợ 1 lần như sau: Người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1,855 triệu đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng/người.
Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?
Ảnh minh họa.

Lao động bị ngừng việc được hỗ trợ 1 triệu đồng/người
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 điều 99 bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người.
Lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.
Lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người
Đối với lao động nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngoài được nhận hỗ trợ 1 lần, sẽ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.
Lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.
Lưu ý tất cả những lao động này đều đã tham gia đóng BHXH.
Trẻ em được hỗ trợ tất cả chi phí khi đi cách ly, điều trị và hỗ trợ thêm 1 triệu đồng
Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4 đến hết ngày 31/12/2021.
Nghệ sĩ chức danh nghề hạng IV được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người
Theo đó, đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 – 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ 1 lần 3,71 triệu đồng/người.
Hướng dẫn viên được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người
Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đủ các điều kiện: Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các Hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm.
Hạn cuối nộp hồ sơ là 31/1/2022, nếu đủ hồ sơ trong thời gian trên cũng được trợ 1 lần là 3,71 triệu đồng/người. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có hơn 26.000 HDV cón thẻ còn hiệu lực.
Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 được hỗ trợ 3 triệu đồng
Nhóm hộ kinh doanh được hỗ trợ với các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Mức hỗ trợ cho hộ kinh doanh là 3 triệu đồng/hộ và lĩnh 1 lần, được trích từ Ngân sách nhà nước.
Người được xác định là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày
Đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) từ ngày 27/4 – 31/12/2021 được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4 đến ngày 31/12/2021, được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
Lao động tự do được hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày
Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác sẽ do địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần, hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
Nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa... được hỗ trợ 1,5 triệu đồng
Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ 30/4 - 18/7.
Theo đó, các nhóm đối tượng lao động tự do được hỗ trợ gồm: Nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc khi thành phố chỉ cho bán hàng ăn uống mang về; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng theo công điện 15 ngày 18.7...
Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Tỉnh Kiên Giang quy định hỗ trợ cho lao động 
Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang quy định hỗ trợ cho lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đã quy định rất cụ thể về đối tượng, điều kiện cụ thể để hỗ trợ.
Theo đó, đối tượng áp dụng: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị (mức chuẩn nghèo của quốc gia giai đoạn 2021-2025), làm một trong các công việc sau:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.
- Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định.
- Bốc vác, vận chuyển hàng hóa bằng xe ba gác, bằng xe thô sơ, bằng xe mô tô 2 bánh (cá nhân làm thuê, làm mướn nhỏ lẻ).
- Chạy xe mô tô 2 bánh chở khách (chạy xe ôm); chạy xe xích lô đạp; chạy đò chở khách nhỏ lẻ trên sông, trên biển.
- Bán lẻ vé số lưu động.
- Lao động tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các công việc thuộc lĩnh vực, ngành nghề khác phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên theo văn bản yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 của UBND tỉnh, UBND cấp huyện từ ngày 1/5/2021.
Mức hỗ trợ: người lao động được hỗ trợ 1.500.000 đồng/người (chỉ được hỗ trợ 01 lần/người).
Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-4
Ảnh minh họa. 
Thêm 10 nhóm lao động tự do ở TP HCM sẽ được nhận hỗ trợ

Theo đó có 10 nhóm ngành nghề như: Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê; Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự; bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê (trong cửa hàng tại chợ, quầy hàng, điểm buôn bán nhỏ, tạp hóa); xử lý hạt giống để nhân giống (làm hạt giống, ...), uốn lá (lợp nhà,...); đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa - tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản (như: bắt cá, cào nghêu, soi nha, làm mồi câu, kéo lưới, đan lưới, đánh lưới hoặc công việc có tính chất tương tự).
Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-5
Ảnh minh họa. 
Thợ hồ (thợ nề), phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ phụ - tự làm hoặc làm việc theo nhóm (mang tính riêng lẻ, độc lập) hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh xây dựng dân dụng; tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên, nhân viên làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải; xe ôm công nghệ; tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ; nhóm công việc khác do UBND TP Thủ Đức, quận, huyện đề xuất bổ sung.
>>>> Xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Gia Đạt