Nhìn 2017: Một năm kinh hoàng của thiên tai và nhân họa

Google News

Hãng Reuters vừa đăng tải những hình ảnh tổng hợp về thiên tai đáng sợ và đau thương trong năm 2017, trong đó có Việt Nam.

Những trận bão bất thường
Những ngày cuối cùng của năm 2017 sắp kết thúc, người dân cả nước đón nhận tin dự báo thời tiết nằm ngoài dự kiến, cơn bão số 16. Tembin đổ bộ vào khu vực các tỉnh miền nam Việt Nam giờ đã suy yếu trở thành áp thấp. Dù đã ngang qua, nhưng cơn bão bất thường đến vào cuối năm này đã làm rất nhiều người dân phương Nam nắng gió đứng ngồi không yên, phập phồng lo âu vì bão lũ.
Số trận bão kỷ lục được thống kê vào năm 2013 là 14 cơn bão/năm. Theo dữ liệu từ Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hằng năm biển Đông chỉ có khoảng từ 10-11 cơn bão hoạt động mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2017 số liệu ghi nhận lại là 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới, đây là những điều chưa từng có trong lịch sử.
Lần đầu tiên trong lịch sử có tới 16 cơn bão trong một năm (Ảnh: baomoi). 
Ngày 11/6, cơn bão số 1 đổ bộ vào biển Đông nước ta với tên Quốc tế là Merbok. Đây được xem là một hiện tượng thiên nhiên khá bất thường, vì hàng năm cơn bão đầu tiên đổ bộ vào nước ta thường đến muộn hơn vào khoảng từ trung tuần đến cuối tháng 7.
Vào giữa tháng 9, người dân thuộc dải Bắc Trung Bộ đón cơn bão số 10 với sức gió giật cấp 12-13, gây những thiệt hại về người vô cùng nặng nề. 19 ngày sau, ngày 4/11, cơn bão số 11 Darmey đổ bộ vào vùng biển Phú Yên – Khánh Hòa với sức gió giật 130 km/h, mạnh cấp 12. Người ta gọi đó là cơn bão đặc biệt, nó đánh những con sóng cao gần 5m cuồn cuộn ập vào bờ, tung bọt trắng xóa, hàng dương liễu bên đường nghiêng ngả.
Hơn 30 năm qua, Khánh Hòa chưa từng có một cơn gió bão nào khủng khiếp đến vậy, thời gian đủ lâu tới mức người ta đã quên cả cách chống bão. Sau 9 tiếng hoành hành dữ dội, con số và nỗi đau mà nó để lại là điều người ta đều không dám đối diện. Hàng trăm người chết và bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy và hàng nghìn tỷ đồng theo gió bão bay tan.
Nắng nóng trong lịch sử trong vòng 46 năm
Trong vòng hơn 4 thập kỷ đã qua, lần đầu tiên vào năm 2017 người ta ghi nhận nền nhiệt độ miền Bắc tăng cao ở mức kỷ lục 42,5 độ C tại Thủ đô Hà Nội.Cùng thời điểm, nhiệt độ ghi nhận tại Lạng Sơn là 38,8 độ C (kỷ lục năm 2012 là 38,4 độ C), Bắc Giang 40,5 độ C (kỷ lục 1994 là 38,7 độ C), Phủ Liễn (Hải Phòng) 39,5 độ C (kỷ lục 2001 là 39 độ C)…
Lũ quét kinh hoàng và những mất mát thương tâm
Do tác động của La Nina yếu, mưa ở miền Bắc nhiều hơn, làm xuất hiện nhiều đợt lũ. Từ tháng 6 đến tháng 10, khu vực này trải qua 13 đợt lũ với đỉnh lũ ở mức báo động 2-3. Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất xảy ra ở nhiều tỉnh miền núi.
Trạm Tấu, Yên Bái trong trận lũ quét lịch sử 2017. (Ảnh: Nguyễn Hồ Tân). 
Giữa tháng 10, do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, một trận mưa kỉ lục chưa từng có trong lịch sử đã trút xuống các tỉnh miền Trung gây ra trận lũ quét kinh hoàng. Theo ghi nhận, nước lũ tại Thừa Thiên Huế dâng cao một cách nhanh chóng, đường phố ngập sâu trong nước, lũ ở các sông chỉ còn một gang tay nữa là đạt đến mức lũ lịch sử của trận ‘Đại Hồng Thủy’ từng xảy ra vào năm 1999.
Mưa lớn khiến nước về hồthủy điện Hòa Bìnhtrưa 11/10 tới gần 16.000 m3/s, nhà máy phải mở 8 cửa xả đáy để đảm bảo an toàn cho hồ và vùng hạ du rộng lớn gồm thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hồ Hòa Bình mở 8 trên 12 cửa xả đáy.
Rạng sáng 12/10, nửa quả núi ở xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) sạt xuống, vùi chết 18 người đang ngủ. Chính quyền đã phải huy động tới 300 người tìm kiếm và 6 ngày sau mới tìm thấy hết thi thể nạn nhân. Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, nói về vụ lở đất ở xóm Khanh.
Lịch sử chưa có vụ lở đất nào làm hàng chục nghìn mét khối đất đá ụp xuống rồi lại đưa đi xa, vùi lấp nhiều ngôi nhà.
Sáng 13/10, dòng nước lũ đục ngầu chưa rút khỏi khu vực ngoại đê sông Hép (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Nằm cách Trại giam số 5 (Tổng cục 8, đóng tại thị trấn Thống Nhất) khoảng 3 km, trang trại nuôi lợn rộng lớn chừng 2 ha thuê trên đất xã Yên Giang chìm sâu trong biển nước, làm chết gần 6000 con lợn nuôi trong trang trại, giá trị ước tính hàng chục tỷ đồng.
Như vậy chỉ sau 3 ngày, riêng toàn miền Bắc số thiệt hại mà thiên tai đem đến đã trở thành một kí ức kinh hoàng.
Không riêng gì năm 2017, vào năm 2016,Việt Nam xảy ra hàng loạt những thiên tai bất thường; từ tuyết rơi ở Hà Nội và Nghệ An, mưa lũ kéo dài ở miền Trung cho đến hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Bộ… Tất cả đều ghi nhận là những hiện tượng trước nay chưa từng có hoặc cả trăm năm mới xảy ra 1 lần tại Việt Nam.
Theo Phununews24h