Cha đánh con... tứa máu
Ngày 7/10, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh em T.V.L. (13 tuổi) bị bố đẻ là Tạ Văn Linh đánh tứa máu, sưng tím phần mông.
Trao đổi với phóng viên về vụ cha đánh con tứa máu, anh Linh thừa nhận có dùng que tre để đánh con vào ngày 6/7. Theo lời người cha, L. thường xuyên lấy trộm đồ đạc, tài sản của người khác rồi bỏ nhà đi chơi game. Anh Linh nhiều lần nhắc nhở, đứa con hứa sửa chữa nhưng vẫn chứng nào tật đó.
Cách hôm xảy ra sự việc bạo hành vài ngày, con bỏ nhà đi, anh Linh đi tìm và thấy L. tại một tiệm net. Sáng 6/10, người cha cho con đi học bình thường nhưng đứa trẻ lại tiếp tục lấy tài sản trong trường và bỏ học chơi điện tử.
Anh Linh cho biết vì thương con, muốn con nên người nên đã dạy dỗ có phần nặng tay. Bé trai hiện điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, sức khỏe đã ổn định.
Công an huyện Phú Bình đã mời anh Linh lên làm việc, yêu cầu viết bản tường trình. Sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành tuyên truyền, khuyên giải anh Linh dạy dỗ con.
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ việc bố mẹ giáo dục con bằng những cách làm tàn nhẫn.
Đi chơi về muộn bị mẹ ruột đánh đập đuổi khỏi nhà
|
Bé H. phải ngủ lại ngoài chuồng gà. |
Bé H. đã phải ngủ qua đêm ở chuồng gà. Sáng 16/8, người dân ở ấp Bào Nhàn, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phát hiện cháu H. (9 tuổi) ngồi khóc một mình, tinh thần hoảng loạn, quần áo cáu bẩn, dính nhiều phân gà. cháu H. cho biết, do đi chơi về muộn, nên bị mẹ ruột đánh đập rồi đuổi đi không cho vào nhà ngủ. Đợi tới khuya em buồn ngủ nên phải vào chuồng gà ngủ.
Phẫn nộ bé trai bị bố xích cổ phải bỏ trốn khỏi nhà
Chiều 14/8/2015, một số người dân phát hiện bé trai 13 tuổi đi lang thang ở xóm 12, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), cổ bị bầm tím và có xích quấn quanh. Theo lời kể của ông bố, con trai thường ngỗ nghịch không vâng lời bố mẹ, hay gây sự đánh nhau với bạn bè. Ông bố đã nhiều lần phạt con trai bằng cách xích chặt vào gốc cây.
|
Bố xích con chỉ vì... đánh nhau. |
Vùng chạy khỏi nhà sau hai ngày bị bố xích bằng sợi dây sắt ở cổ, Sỹ đi bộ suốt 20 km cho đến khi gặp người tốt giúp đỡ. Qua điện thoại, người bố nói đây là con mình. Do con quá ngỗ nghịch, ông đã xích cổ.
Sự việc được phát hiện vào chiều ngày 14/8, người dân thấy một trẻ em mang theo một chiếc xích to, dài với chiếc khóa vào cổ đi trên địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Khi mọi người tiếp xúc, em có biểu hiện hoảng sợ, không nhớ nơi ở và họ tên nên người dân đã điện báo Công an xã Nghi Phương.
Ngay sau khi nhận được thông tin, công an xã đến đưa em về trụ sở cắt khóa để tháo dây xích ra khỏi cổ. Em bé mặc bộ quần, áo phông. Trên người bé có nhiều vết xây xước. Khi được gặng hỏi, cháu bé nói chỉ nhớ tên là Sỹ (12 tuổi, ở xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc), có bố tên là Đại. Hai ngày trước cháu bị bố xích tại nhà, sáng 14/8 phá được xích cháu chạy đi lang thang.
Công an xã Nghi Phương đã liên hệ với xã Nghi Văn (cách chừng 20 km) để tìm bố cháu bé. Qua điện thoại, một người đàn ông nhận là bố Sỹ nói đây là con mình. Do con quá ngỗ nghịch, ông đã xích cổ.
Để đảm bảo an toàn cho cháu bé, đêm 14/8 công an xã Nghi Phương giữ cháu lại chăm sóc, chờ xin ý kiến của công an huyện.
Cha đánh con bị thương nặng có thể bị phạt tù
Mọi hành vi đánh đập, bạo hành, ngược đãi trẻ nhỏ đều trái với pháp luật, tùy vào mức độ thương tích có thể phạt tù theo quy định của pháp luật
Luật sư cho biết, mọi hành vi đánh đập, bạo hành, ngược đãi trẻ em đều bị pháp luật nghiêm cấm, người nào vi phạm có thể bị phạt tù rất nặng, cao nhất là chung thân.
Ngày 8/10, trao đổi với báo chí về trường hợp anh Tạ Văn Linh (ngụ huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đánh con trai 13 tuổi bầm tím, chảy máu ở mông, luật sư Lê Văn Nam (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, vì bất cứ lý do gì, thì hành vi đánh trẻ con cũng bị pháp luật nghiêm cấm.
"Việc đánh đập, hành hạ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của trẻ em, nhiều đứa trẻ bị ám ảnh sau khi bị bạo hành. Ngoài ra, hành động này còn gây thương tích về thể xác cho trẻ em, thậm chí tử vong", luật sư Nam nhận định.
Do đó, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nghiêm cấm mọi hành động hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em.
Người nào áp dụng các biện pháp xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc đánh đập, hành hạ, dùng nhục hình để dạy dỗ trẻ em là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định.
Theo Điều 27 Nghị định 144/2013 của Chính phủ thì những hành động đánh, dùng nhục hình, bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính từ 5 triệu - 10 triệu đồng.
"Ngoài ra, bất cứ ai, kể cả cha mẹ dạy dỗ con trẻ bằng cách đánh đập đều có thể đối mặt với án tù nếu hành động đó khiến trẻ em bị ảnh hưởng tâm lý, thương tích hoặc tử vong", luật sư Nam nhận định.
Theo vị luật sư, hành vi đánh trẻ không để lại thương tích nhưng khiến tâm lý trẻ em bị ảnh hưởng thì người gây ra có thể bị truy tố tội Hành hạ người khác theo khoản 2, Điều 110 Bộ luật hình sự với tình tiết hành hạ người già, trẻ em, khung hình phạt 1 - 3 năm tù.
Trong trường hợp nạn nhân bị thương tích đến mức truy tố hình sự, người đánh đập, hành hạ trẻ sẽ bị xử lý theo tội Cố ý gây thương tích quy định ở Điều 104 Bộ luật hình sự, khung hình phạt từ 3 năm tù treo - tù chung thân.
Nếu làm nạn nhân chết, tùy vào tính chất của hành vi phạm tội, người đánh trẻ con sẽ bị xử lý tội Vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự, khung hình phạt từ 6 tháng - 5 năm tù hoặc tội Giết người với tình tiết tăng nặng là giết trẻ em, quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, hình phạt từ 12 năm đến tử hình.
Luật sư Nam nhận định, trong vụ việc này, cháu bé chỉ bị thương tích nhẹ, hậu quả không lớn nên có thể người cha chị bị nhắc nhở hoặc phạt hành chính.
Tuy nhiên, qua sự việc, vị luật sư mong muốn các bậc cha mẹ, người lớn khi dạy dỗ con trẻ chứ không nên đánh đập bởi vì hành vi bạo lực với trẻ em bị pháp luật nghiêm cấm và có thể dẫn đến hậu
Để lại ảnh hưởng tâm lý sâu sắc
Thạc sĩ (ThS) tâm lý Nguyễn Thị Diễm My, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho biết, những trận đòn roi của cha mẹ sẽ để lại vết hằn rất sâu trong đời sống tinh thần, tình cảm của trẻ sau này.
Theo ThS Diễm My, kết quả nghiên cứu của trường Đại học Columbia ở New York đã chỉ ra, trẻ bị đánh lúc 5 tuổi thường hung hăng và sau này tỏ ra vô kỷ luật ở trường học. Trẻ bị cha mẹ đánh đập cũng có tỷ lệ mắc stress, chứng căng thẳng, lo sợ cao hơn những trẻ bình thường.
Bên cạnh đó, cách ba mẹ giáo dục con trẻ không chỉ giúp hình thành nhân cách của trẻ mà còn có tác động rất lớn đến trí tuệ, năng lực tư duy của trẻ. Bằng chứng là, khi so sánh chỉ số IQ của những trẻ thường xuyên bị ba mẹ đánh đòn với những trẻ khác, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có chỉ số IQ thấp hơn.
“Thực tế đã cho thấy, hiện nay vẫn còn khá nhiều ông bố bà mẹ không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa với việc dạy dỗ, tập cho chúng quen dần với việc dùng bạo lực với người khác”, ThS Diễm My nhấn mạnh.
>>> Mời quý độc giả xem video Nuôi con bằng sữa mẹ (nguồn VTV):
Theo Khỏe & Đẹp