Quảng Nam: Sóng biển đánh sập hàng chục biệt thự nghỉ dưỡng

Google News

Sóng biển phá tan tành hàng trăm khối bê tông kè kiên cố, hàng chục căn biệt thự nghỉ dưỡng ... gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng ở Quảng Nam.

Biển nuốt nhà hàng, khách sạn…
Ghi nhận của phóng viên Báo Dân Việt/NTNN, tại khu vực bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An, tình trạng sóng biển ngày càng khoét sâu vào đất liền đã khiến hàng km bờ biển khu vực này bị sóng biển “nuốt chửng” sạt lở nghiêm trọng. Những cọc tre được đóng kiên cố cung bị sóng biển đánh bật gốc và trôi đi. Bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam có nguy cơ bị "xóa xổ".
Quang Nam Song bien danh sap hang chuc biet thu nghi duong
 
Quang Nam Song bien danh sap hang chuc biet thu nghi duong-Hinh-2
Sóng biển đánh sập hàng chục biệt thự. Bờ kè tiển tỷ của khách sạn FuSion Aliaa tan tành theo sóng biển. Ảnh: Trương Hồng 
Theo người dân, sóng biển bắt đầu vỗ dồn dập, cuộn trào liên tục trong thời gian vừa qua đã khoét sâu vào bờ làm hàng trăm mét bờ kè nghiêng ngả. Sức công phá dữ dội của sóng biển đã vùi lấp hàng nghìn bao cát loại nhỏ, cọc tre mà người dân cất công dựng thành hàng rào cách đây hơn nửa tháng. “Bà con ở đây liên tục tìm nhiều cách ứng phó với tình trạng sạt lở, thế nhưng nước biển ngoạm vào bờ quá nhanh. Nếu cứ theo đà này thì chẳng mấy chốc toàn bộ bờ kè chắn sóng sẽ trôi theo con nước”, một chủ nhà hàng nằm sát mép bờ kè cho biết.
Quang Nam Song bien danh sap hang chuc biet thu nghi duong-Hinh-3
Bờ biển Cửa Đại bị sóng biển đánh tan tành và ngoạm sâu vào đất liền. Ảnh: Trương Hồng 
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết: “Trước việc bị sạt lở bờ biển Cửa Đại nghiêm trọng này, UBND tỉnh đã có báo cáo gửi Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề xuất xử lý khẩn cấp 1,3 km bờ biển Cửa Đại với hình thức làm đê chắn để phá sóng và tạo bãi biển với kinh phí khoảng 55 tỉ đồng. Trong đó, tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ 40 tỉ đồng, phần còn lại tỉnh sẽ lấy từ ngân sách. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí nguồn vốn đề thực hiện kè bờ biển đối với 7,6 km còn lại và Thủ tướng đã đồng ý chủ trương sẽ hỗ trợ 40 tỉ đồng từ nguồn chi dự phòng ngân sách để tỉnh Quảng Nam chống sạt lở bờ biển Cửa Đại trước mắt. Hiện 1,3 km bờ biển Cửa Đại đang được đầu tư xây dựng kè mềm, nhưng do mưa lũ thời gian qua gây khó khăn cho công tác kè và đợt mưa lũ mới đây gây sạt lở thêm khoảng vài trăm mét nữa…”
Quang Nam Song bien danh sap hang chuc biet thu nghi duong-Hinh-4
Một khách sạn nằm dọc bờ biển Cửa Đại bị sóng biển ngoạm khoét sâu vào bên trong. 
Làm sao cứu Cửa Đại?
Ngày 27.12, trao đổi với ông Võ Văn Điềm - Giám đốc Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết: “Để giải quyết lâu dài của vấn đề sạt lở bờ biển Cửa Đại. UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho Ban tiếp nhận Quỹ Phát triển Pháp tài trợ 300 nghìn Euro, hiện chúng tôi đã ký hợp đồng với nhóm nghiêm cứu nước ngoài; GS.TS Nguyễn Kim Đan (ở Pháp) cùng Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và thủy lợi miền Trung để lập một dự án nghiên cứu, quan trắc để tìm nguyên nhân nào gây sạt lở bờ biển Cửa Đại (dự án nghiên cứu từ tháng 7.2016 đến tháng 6.2017 - PV) để rồi có biện pháp xây dựng bảo vệ bờ biển một cách hiệu quả hơn.”
Quang Nam Song bien danh sap hang chuc biet thu nghi duong-Hinh-5
Hàng chục căn biệt thự của khách sạn FuSion Aliaa bị sóng cuốn xói lở gây sập dưới biển thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 
“Đây mới là dự án nghiên cứu thôi, sau khi nghiên cứu thành công và có giải pháp cụ thể thì chúng tôi tiếp tục lập một dự án đầu tư trình UBND tỉnh Quảng Nam để trình Chính phủ xin phép vay nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng. Việc sạt lở bờ biển Cửa Đại nếu không sớm đầu tư nguy cơ sẽ mất bờ biển Cửa Đại và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, du lịch tại vùng biển này. Còn khu phố cổ Hội An nó nằm cách biệt với Cửa Đại bằng một dòng sông nên không ảnh hưởng…” - ông Điềm nói.
Trước đó, tại nhiều hội thảo diễn ra tại Hội An, PGS.TS Nguyễn Trung Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và thủy lợi miền Trung, đã chỉ ra nguyên nhân gây sạt lở bờ biển Cửa Đại là do sự thiếu hụt bùn cát, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng bùn cát ven bờ. “Theo khảo sát, bắt đầu từ năm 2008, bờ biển Cửa Đại với chiều dài 8 km mới có dấu hiệu sạt lở và rõ rệt nhất là năm 2013. Tháng 10/2014, vấn đề sạt lở Cửa Đại thực sự trở nên nghiêm trọng khi có khu vực nước biển khoét sâu vào bờ lên đến hàng trăm mét, hình thành các đường bờ biển ngoằn ngoèo. Để xử lí vấn đề xói lở ở Cửa Đại, chính quyền địa phường cần khẩn trương xây dựng các công trình kè mềm, còn giải pháp công trình cứng nếu áp dụng cho biển Cửa Đại là hoàn toàn không khả thi. Còn dự án nghiên cứu này mới chỉ khởi động và đến cuối tháng 6/2017 chính thức công bố kết quả…” - PGS.TS Việt cho biết.
>>> Mời quý độc giả xem video thời tiết nắng nóng nhất (nguồn VTC):
Theo Trương Hồng/Dân Việt