Rợn người hang quan tài kỳ bí "treo" lưng chừng núi

Google News

Đến tận bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải vì sao và làm cách nào mà người xưa có thể đưa những chiếc quan tài kỳ bí lên các hang đá cheo leo cao hàng trăm mét ở các huyện vùng cao Thanh Hóa.

Nằm rải rác dọc sông Luồng và sông Lò của 2 huyện biên giới Quan Sơn và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, các hang quan tài được người dân bản địa phát hiện hàng chục năm trước vẫn luôn là điều bí ẩn đối với người dân, du khách và cả những nhà nghiên cứu văn hóa.
Năm 2009, trong một lần đi phát rẫy trồng luồng, ông Hà Văn Ang (61 tuổi, ở bản Bôn, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn) đã vô tình phát hiện ra hàng chục chiếc quan tài nằm cheo leo ngay trước hang núi Pha Quen cao hàng trăm mét cạnh sông Lò. Ngoài núi Pha Quen, người dân địa phương cũng đã phát hiện trên núi Pha Dờn, cạnh sông Lò ở bản Muỗng (xã Trung Xuân) có gần 30 chiếc quan tài cổ kỳ bí.
Ron nguoi hang quan tai ky bi
Hàng chục chiếc quan tài trong hang Ma (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hiện vẫn là điều kỳ bí, khó lý giải.
Còn tại huyện Quan Hóa, người dân địa phương đã phát hiện những cỗ quan tài kỳ bí này từ những năm 1980. Theo đó, thời điểm trên, một thầy mo của địa phương đã phát hiện tại hang Ma (còn gọi là hang Phi) thuộc khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) có hàng chục chiếc quan tài nằm rải rác khắp trong hang.
Hầu hết những chiếc quan tài được làm bằng các cây gỗ lớn, bên trong đục rỗng và có kích cỡ khác nhau, loại lớn nhất có đường kính 50 cm, nhỏ hơn thì 40 cm, dài khoảng 2-2,5 m. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có 2 chốt để định vị.
Đến bây giờ, vẫn chưa ai có thể lý giải được nguồn gốc những bộ quan tài này và làm cách nào để có thể đưa chúng lên những hang núi cao đến vậy. Những chiếc quan tài treo trên núi có đặc điểm giống hòm chôn cất người chết của dân tộc Thái trước đây. Tuy nhiên, những cụ cao niên cho biết từ xưa đến nay, người Thái không chôn người chết theo cách này mà thường chôn trên nương rẫy ở những nơi có đất.
Do đa phần các cỗ quan tài này đều nằm trên các hang đá cao, đường lên núi khó khăn, không phải ai cũng có thể trèo lên được nên hầu hết chúng vẫn còn nguyên vẹn, ít có bàn tay con người tác động tới. Vì thế, hiện các huyện Quan Sơn, Quan Hóa đã đưa các hang quan tài vào danh mục các điểm khám phá du lịch của địa phương, tạo điều kiện cho du khách có thể tận mắt chứng kiến những chiếc quan tài "độc nhất vô nhị" này.
Cận cảnh những chiếc quan tài kỳ bí treo trên hang đá ở các huyện vùng cao xứ Thanh:
Ron nguoi hang quan tai ky bi
Những chiếc quan tài nằm cheo leo trên hang đá cao hàng trăm mét.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
 

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Đường lên hang vô cùng khó khăn, không phải ai cũng lên được.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Tác giả trong một lần leo lên hang Pha Quen.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Lối vào hang quan tài. 

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Ngay đầu cửa hang đã thấy quan tài nằm ngổn ngang. 

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Phía trong hang Ma dày đặc các cỗ quan tài với đủ kích thước to nhỏ, cái còn lành, cái đã mục nát theo thời gian.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Những chiếc quan tài này được làm chủ yếu bằng thân cây gỗ và điều lạ là đều mở nắp, nhìn vào bên trong không có gì.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Hang Ma được 1 thầy mo (thầy cúng) phát hiện từ những năm 1980, đến nay đã 40 năm nhưng mọi thứ trong hang vẫn còn nguyên vẹn.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Những chiếc quan tài treo trên núi có đặc điểm giống hòm chôn cất người chết của dân tộc Thái trước đây.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Tuy nhiên, những cụ cao niên cho biết từ xưa đến nay, người Thái không chôn người chết theo cách này mà thường chôn trên nương rẫy, ở những nơi có đất.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Trước đây, huyện Quan Hóa cũng đã gửi mẫu xuống tỉnh và ra Trung ương để giám định niên đại của những chiếc quan tài kỳ bí này, thế nhưng tới nay cũng chưa có phản hồi.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Những cỗ quan tài có kích cỡ khác nhau, loại lớn nhất có đường kính 50 cm, nhỏ hơn thì 40 cm, dài khoảng 2-2,5 m. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có 2 chốt để định vị.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Đã có nhiều giả thiết được đưa ra và lưu truyền trong nhân dân địa phương, thế nhưng cũng không ai rõ chủ nhân thực sự của những chiếc quan tài trên là ai, và nó có từ bao giờ.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Trước đây tại hang Pha Quen (Quan Sơn), người dân có tìm thấy nhiều mảnh sành, sứ vỡ và có vài chiếc xương người.

Ron nguoi hang quan tai ky bi
 

Ron nguoi hang quan tai ky bi
Chính quyền tại các huyện này rất mong muốn các nhà nghiên cứu, ngành văn hóa quan tâm làm rõ niên đại của những cỗ quan tài này xem thực sự nó có giá trị nay không để có hướng bảo vệ, bảo tồn.
>>> Xem thêm video: Chiêm ngưỡng hang động mới tuyệt đẹp Lùng Khúy.
(Nguồn: VTC)
Theo NLĐ