Sập tường chết người ở Chùa Tranh: Tu sửa đã đúng quy trình?

Google News

Việc phá dỡ tường khi sửa chữa công trình chùa Tranh khiến một người tử vong, dư luận đặt câu hỏi về quy trình, quá trình tu sửa đã đúng quy định?

Ngày 14/3, Cơ quan chức năng huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) đã yêu cầu tạm đình chỉ việc thi công tu sửa nhà giải vũ tại công trình tôn giáo chùa Tranh để làm rõ nguyên nhân vụ sập tường khiến một người chết. Đồng thời, rà soát tại quy trình tu sửa một số hạng mục công trình tại chùa Tranh.
Vụ tai nạn lao động trên khiến dư luận đặt câu hỏi: Việc cho phép và thực hiện quy trình tu bổ, sửa chữa chùa Tranh đã đúng quy định? Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý công trình tôn giáo trên?
Sap tuong chet nguoi o Chua Tranh: Tu sua da dung quy trinh?
Hiện trường bức tường đổ sập khiến một người tử vong. 
Xã cho phép sữa chữa có đúng thẩm quyền?
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thành Vạn - Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang cho biết, việc sửa chữa chùa Tranh đã được sư trụ trì chùa báo cáo UBND xã Đồng Tâm và được xã cho phép triển khai, kinh phí sửa chữa từ nguồn công đức, xã hội hóa.
Ông Đinh Văn Châu – Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm khi trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống cho hay, ban đầu chùa chỉ định tu sửa lại một số hạng mục công trình. Tuy nhiên, do phần gỗ bị mọt quá nhiều nên việc sửa chữa được tiến hành nhiều hơn.
Dư luận đặt câu hỏi, với việc tu sửa một số hạng mục công trình như trên, xã Đồng Tâm cho phép triển khai đã đúng quy định?
Sap tuong chet nguoi o Chua Tranh: Tu sua da dung quy trinh?-Hinh-2
Hình ảnh cho thấy nhiều hạng mục công trình chùa Tranh đang được tu sửa. 
Trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho biết, qua hình ảnh những công trình đang được sửa chữa tại chùa Tranh cho thấy, không chỉ một phần dãy nhà giải vũ mà có cả một công trình lớn của chùa Tranh cũng đang được tu sửa.
Trong trường hợp công trình cải tạo, tu bổ được xác định là công trình phụ trợ tôn giáo theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP thì việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng… (khoản 2 Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016).
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng thì khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng. Cùng với đó, chùa Tranh không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng.
Sap tuong chet nguoi o Chua Tranh: Tu sua da dung quy trinh?-Hinh-3
 
Sap tuong chet nguoi o Chua Tranh: Tu sua da dung quy trinh?-Hinh-4
 
Tuy nhiên, theo hình ảnh có thể thấy cột kèo, trụ đá liên quan kết cấu chịu lực của các tòa nhà thuộc chùa được tháo dỡ, nhiều tòa nhà được phá bỏ tường bao, một công trình chính của chùa cũng đã được tháo dỡ phần mái, xà, gồ, chỉ còn lại khung với những cột gỗ. Do vậy, theo quy định nêu trên, chùa Tranh phải xin cấp giấy phép xây dựng để thực hiện hoạt động cải tạo, tu bổ.
Theo quy định tại khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo thuộc thẩm quyền của UBND huyện Ninh Giang.
Theo khoản 5 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ- CP ngày 03/3/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, UBND cấp xã chịu trách nhiệm về về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh; có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Vậy nên, đối với vụ việc này, UBND xã Đồng Tâm phải chịu trách nhiệm nếu việc cải tại, tu bổ diễn ra tại chùa Tranh chưa đúng quy trình, quy định.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết, chùa là những nơi thờ tự, tín ngưỡng, phục vụ cho hoạt động cộng đồng bởi vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và các tổ chức tôn giáo. Để chùa xuống cấp, hư hỏng, trong khi có nguồn kinh phí mà cơ quan chức năng không kịp thời xem xét quy định, quy trình, cấp giấy phép sửa chữa thì đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc để đảm bảo công tác quản lý các công trình tôn giáo có hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Việc sửa chữa ngôi chùa với quy mô tháo dỡ toàn bộ tường, mái để trùng tu lại mà chính quyền không quản lý sát sao và có sự can thiệp kịp thời thì sẽ là việc tắc trách, cần phải xem xét trách nhiệm của cán bộ.
Sap tuong chet nguoi o Chua Tranh: Tu sua da dung quy trinh?-Hinh-5
Số lượng gỗ tháo dỡ được xếp cạnh chùa.
Ai bồi thường cho nạn nhân?
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, vụ tai nạn lao động trên là một việc thương tâm, đã có thiệt hại về con người.
Căn cứ Điều 854 Bộ Luật Dân sự 2015, nhà chùa có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường đối đối với nạn nhân. Vụ việc này thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó, nếu như nguyên nhân gây đổ tường không phải hoàn toàn do lỗi của nạn nhân, không thuộc trường hợp bất khả kháng, nhà chùa có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Trường hợp “lỗi” của người thi công là nguyên nhân dẫn đến bức tường bị sập phải liên đới bồi thường.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hậu quả của vụ tai nạn là rất nghiêm trọng, vấn đề này cần xem xét mối quan hệ lao động giữa người tổ chức thi công và người tai nạn để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra cũng cần xem xét yếu tố lỗi đối với hậu quả chết người. Trong trường hợp nạn nhân không may tử vong là do không đảm bảo an toàn lao động, có lỗi trong công tác quản lý, không đảm bảo an toàn lao động, có thể xem xét trách nhiệm hình sự đối với đơn vị quản lý về tội vi phạm về quy định an toàn lao động theo điều 295 bộ luật hình sự.
Trường hợp hoạt động tổ chức thi công để đảm bảo an toàn lao động, vụ tai nạn không may xảy ra ngoài ý chí chủ quan của đơn vị thi công thì sẽ không khởi tố vụ án hình sự. Khi đó chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được gặp ra đối với người quản lý lao động và gia đình nạn nhân.
>>> Mời độc giả xem video Một người tử vong do sập tường Chùa Tranh ở Hải Dương:

Nguồn: THĐT

Hải Ninh