Hành khách bức xúc vì mùi hôi thối
Trong thời gian vừa qua, nhiều bức xúc của hành khách liên quan việc mua “hụt” tàu, lắp đặt các thiết bị trên tàu của ngành Đường sắt Việt Nam.
|
Bất cập nhà vệ sinh trên tàu hỏa Nguồn Internet |
Phần lớn hành khách tỏ ra bức xúc về sự hôi thối, mất vệ sinh của nhà vệ sinh trên tàu hỏa. Nhiều hành khách còn cho rằng, nghành Đường sắt đã giải quyết quá chậm chạp trong trường hợp này. Bởi vì, khi khách hàng phán ánh thì họ cần phải thay thế hoặc có biện pháp xử lý để giữ gìn vệ sinh cũng như hình ảnh của ngành Đường sắt.
Một hành khách bức xúc chia sẻ, tôi là người thường xuyên đi tàu Bắc – Nam, nhưng nỗi ám ảnh nhất là khi đi vào nhà vệ sinh, và để hạn chế vào nhà vệ sinh, tôi thường không dám ăn nhiều. Nhưng không phải ai cũng như tôi, đặc biệt, những người có con nhỏ đi trên tàu thì thật là bất tiện.
Nhiều hành khách còn đặt ra những phương án, vì sao ngành Đường sắt không sử dụng công nghệ nhà vệ sinh như trên máy bay, dùng lực hút chân không rất vệ sinh và thuận tiện. Sau khi tàu dừng tại các ga, nếu bồn chứa chất thải nào đầy thì thay thế theo quy trình khép kín và mang đi xử lý, như vậy thì rất đảm bảo vệ sinh.
Được biết, Dự án lắp thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách được Tổng công ty Đường sắt VN (ĐSVN) phê duyệt vào đầu năm 2014, sau khi được lắp thử trên một số đoàn tàu từ tháng 10-2013.
Theo tính toán của ĐSVN, tổng vốn đầu tư cho dự án (mua sắm, lắp đặt thiết bị thu gom chất thải sinh hoạt cho 823 toa tàu chở khách) khoảng 302 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước cấp.
Một lãnh đạo ĐSVN cho biết tại thời điểm triển khai dự án, chỉ mới có 10% toa xe lắp thiết bị vệ sinh tự hoại có thu gom chất thải, trong khi mỗi ngày có khoảng 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu xả xuống đường sắt, bình quân khoảng 3.800 tấn chất thải/năm.
Nhà vệ sinh trên 230 triệu đồng/bộ, chất lượng có thực sự tốt
Tính đến cuối năm 2015, ngành đường sắt đã lắp đặt được 821 nhà vệ sinh trên tàu. Toàn bộ thiết bị này đều do hai hãng Chodai và Petech (VN) cung cấp, riêng tiền thiết bị là hơn 168 tỷ đồng. Còn nếu tính tổng dự án này thì con số là 188 tỷ đồng. Chỉ cần một phép chia đơn giản cũng có thể thấy chi phí cho một nhà vệ sinh lắp đặt trên tàu này là khoảng 230 triệu đồng.
Từ một lỗ thủng vô nghĩa lý, giờ đây là con số 230 triệu đồng nhưng lại không đảm bảo giá trị nào, ít nhất là đối với hành khách đi tàu, người cần được phục vụ trực tiếp. Thực sự, không thể hình dung làm sao khi hành khách quay về ghế ngồi của mình để “thưởng thức” các bữa ăn trên tàu, với những ấn tượng nặng nề sau khi đi ra khỏi nhà vệ sinh đó.
Việc nhà cung cấp Công ty Chodai, Ltd (Nhật) giải thích việc dễ hư hỏng và bốc mùi hôi rồi khẳng định việc sử dụng và bảo dưỡng chưa đáp ứng kỹ thuật. Những lời giải thích trên, thực sự chưa thoả đáng, vì số tiền chi cho việc chuyển giao công nghệ, quản lý dự án và tư vấn xây dựng là không hề nhỏ, lên đến hàng chục tỷ đồng, đã được đưa vào thử nghiệm từ hơn một năm trước khi dự án được phê duyệt, và quyết toán vào tháng 9/2016. Rõ ràng, khách hàng không hề có lỗi, họ cần được đối xử tốt hơn với số tiền bỏ ra mua vé đi tàu và xứng đáng được phục vụ.
Theo Mai Thiên Anh/Người Tiêu Dùng