Thiệt hại khủng khiếp do mưa lũ: 134 người thương vong, mất tích

Google News

(Kiến Thức) - Con số thống kê thiệt hại mới nhất do mưa lũ cho thấy, có đến 134 người thương vong, mất tích, hàng chục nghìn gia đình bị ngập lụt, nhiều hộ dân phải sống cảnh “màn trời chiếu đất”...

Thông tin mới nhất về tình hình thiệt hại do mưa lũ, báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tại cho biết, tính đến thời điểm 21h ngày 14/10, mưa lũ đã làm 134 người chết, bị thương và mất tích.
Mưa lũ đã nhấn chìm hàng chục nghìn ngôi nhà ở nhiều tỉnh thành, đẩy nhiều gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất, gây thiệt hại lớn về hoa màu...
Trong số 68 người chết do mưa lũ, tỉnh Hòa Bình đứng đầu với 20 người bị chết, tiếp đó là Thanh Hóa 16 người, Yên Bái 14 người chết, Nghệ An 9 người, Sơn La 6 người, Hà Nội 2 người và Quảng Trị 1 người.
Thiet hai khung khiep do mua lu: 134 nguoi thuong vong, mat tich
 Nhiều gia đình mất nhà cửa, người thân do mưa lũ.
Tang thương chưa dừng lại khi vẫn còn 34 người mất tích (Sơn La: 02 người; Yên Bái: 14 người, giảm 3 người; Hòa Bình: 13 người, Thanh Hóa: 05 người). Mưa lũ cũng làm 32 người bị thương (Sơn La: 04 người; Yên Bái: 08 người; Thái Bình: 06 người; Hòa Bình: 08 người; Thanh Hóa: 05 người; Hà Tĩnh: 01 người).
Trong số những vụ việc thương tâm nhất do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua phải kể đến sự cố sạt lở đất vùi lấp 4 hộ gia đình với 18 nhân khẩu tại xóm Khanh (xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Theo thông tin mới nhất về sự cố này, đến chiều ngày 14/10, đã tìm được 10 thi thể nạn nhân bị vùi lấp; còn 08 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Mưa lũ đã làm 221 nhà bị sập đổ (Sơn La: 50 nhà, Yên Bái: 78 nhà; Hòa Bình: 32 nhà; Thanh Hóa: 55 nhà; Nghệ An: 04 nhà; Hà Tĩnh: 02 nhà); 46.177 nhà bị chìm trong nước (Sơn La: 43 nhà; Yên Bái: 997 nhà; Phú Thọ: 424 nhà; Hà Nội: 295 nhà; Hà Nam: 6.383 nhà; Ninh Bình: 7.800 nhà; Thanh Hóa: 28.146 nhà, Hà Tĩnh: 2.089 nhà).
Hiện nay mực nước đang rút, các địa phương tiếp tục tổ chức thống kê, tổng hợp. Di dời khẩn cấp 2.298 nhà (Sơn La: 142 nhà; Yên Bái: 418 nhà; Phú Thọ: 58 nhà; Hòa Bình: 1.074 nhà; Hà Nội: 70 nhà; Hà Nam: 238 nhà; Nghệ An: 154 nhà). Đẩy hàng chục nghìn gia đình vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Mưa lũ cũng đã khiến cuộc sống người dân thêm nhiều khốn khó khi 7.547 con gia súc và 243.227 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Báo cáo của Tổng cục Thủy lợi cho biết, tính đến chiều ngày 14/10/2017 diện tích ngập úng còn 126.515ha (giảm so với báo cáo nhanh ngày 13/10 là 31.485ha), trong đó: Phú Thọ 1.809ha; Hưng Yên 1.426 ha, Nam Định 42336ha, Hà Nam 11.640ha, Thái Bình 17.000ha, Ninh Bình 14.000ha, Thanh Hóa 27.405ha, Nghệ An 10.899ha. ).
Dự kiến, tình hình ngập úng nặng sẽ còn tiếp diễn trong 5-7 ngày tới ở các tỉnh Hà Nam và Nam Định, 3-5 ngày ở các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình. Cây trồng lâu năm, hàng năm và cây ăn quả tập trung: 17.105ha (Hà Nội: 218ha; Hưng Yên: 500ha; Hà Nam: 750ha, Thanh Hóa: 13.439ha, Nghệ An: 2.199ha).
Về giao thông, hiện tại Yên Bái đã khắc phục tạm thời tuyến đường quốc lộ 32, đường tỉnh lộ 164 và đang nỗ lực khắc phục tuyến đường tỉnh lộ 174.
Tại Hòa Bình, tuyến quốc lộ 6 đoạn từ km131+050 đến km 131+250 và 07 tuyến đường tỉnh (432, 433, 435B, 438, 438B, 448, 450) hiện vẫn đang tắc do sạt lở và ngập úng.
Tại Sơn La, các tuyến quốc lộ có khoảng 945 vị trí sụt lún, bồi lấp gây ách tắc giao thông 98 vị trí ( QL.37 có 34 vị trí, QL43 có 64 vị trí) hiện đã thông tuyến; Một số tuyến đường tỉnh vẫn còn bị ách tắc giao thông. Đường giao thông đến xã Mường Bang, Sập Xa, huyện Phù Yên; xã Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa, Mường Tè huyện Vân Hồ vẫn bị cô lập (cầu Bản Đông xã Tường Phù, cầu gỗ xã Mường Cơi, cầu tại QL37, cầu Bản Kháng bị cuốn trôi; cầu Gia Phù bị trôi 02 mố.
Tại Thanh Hóa, các tuyến QL đã cơ bản khắc phục thông tuyến, hiện còn các tuyến QL 16, 47, 47C vẫn bị sạt lở, ách tắc; Các tuyến tỉnh lộ đã cơ bản thông tuyến, chỉ còn tỉnh lộ 519B chưa thông. Hiện nay các địa phương vẫn đang tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục giao thông.
Các khu vực bị cô lập: Thanh Hóa còn 35 xã/07 huyện vẫn đang bị ngập, trong đó 03 xã bị cô lập: Trung Chính (Nông Cống), Yên Giang (Yên Định), Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc); Ninh Bình còn 6 xã tại Nho Quan và Gia Viễn bị ngập, hiện nước đang rút chậm.
Các tỉnh đang tiếp tục thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Hải Ninh