Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta có quyền tự hào về phát triển văn hóa dân tộc

Google News

Tối 28/2, tại Nhà hát Lớn, Hoàn Kiếm (Hà Nội), đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng; lãnh đạo bộ, ngành Trung ương… dự Lễ kỷ niệm.
Chương trình có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 80 năm qua, đặc biệt gần 40 năm đổi mới, chúng ta có quyền tự hào về phát triển văn hóa dân tộc và những đóng góp to lớn của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vào công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng và sự hòa quện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân. Được bảo tồn, phát huy từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-2
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam.
Theo Thủ tướng, Văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ qua những thăng trầm lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và cả nhân loại. Văn hóa dân tộc là hồn cốt của mỗi dân tộc, là những giá trị vật chất, tinh thần mà dân tộc đó sáng tạo ra trong lịch sử. 80 năm trước, trong bối cảnh chế độ thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua vào tháng 2/1943, là Văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng ta về văn hóa. Đề cương thể hiện tầm vóc tư tưởng chính trị của Đảng trong việc xác định vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong cuộc đấu tranh “phản đế”, “phản phong”, đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phát xít, thực dân, phong kiến tay sai, xóa bỏ mọi áp bức bất công, giành chính quyền về tay nhân dân.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thông qua chương trình làm nổi bật giá trị những luận điểm cơ bản từ bối cảnh 1943, tiền đề quan trọng để văn hóa Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn với những điều chỉnh đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khẳng định những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng.
Chương trình có kết cấu 3 phần:
Chương I chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện bối cảnh lịch sử trước khi ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, với hình ảnh người công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức... rơi vào cảnh bế tắc, bần cùng khi mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Khao khát độc lập dân tộc và tự do dân chủ trở thành nhu cầu của mỗi người dân Việt Nam.
Trong phần này, khán giả được lắng nghe các ca khúc: Cờ Việt minh; liên khúc Ngọn đuốc soi đường, Bình minh, Lá cờ Đảng, Đoàn Lữ nhạc. Một trong những điểm nhấn là liên khúc Ngọn đuốc soi đường (nhạc: Đức Trịnh, lời: NSND Trần Bình), khẳng định tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
Chương II chủ đề “Văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa” tái hiện tinh thần khẩu hiệu này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động lực để huy động mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1940 - 1975, đã góp phần phát huy vai trò của văn hóa Việt Nam thực hiện vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được binh chủng, các lực lượng làm công tác văn hóa toàn dân tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Trong phần này là những ca khúc, giai điệu hào hùng: Biết ơn Cụ Hồ Chí Minh, Người Hà Nội, Trường ca Sông Lô, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên, Câu hò bên bến Hiền Lương…
Khép lại chương trình nghệ thuật là chương III chủ đề “... Văn hóa còn thì dân tộc còn…” với những tiết mục được dàn dựng công phu: Liên khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam; Bay qua biển Đông; Xuân và tuổi trẻ; liên khúc “ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Việt Nam ơi, ta bước tiếp.
Chương trình cũng truyền tải thông điệp văn hóa với sức sống trường tồn, đã tạo bản sắc riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Âm nhạc chính là cầu nối văn hóa giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và tạo sức mạnh mềm cho người dân thêm tin yêu, đóng góp công sức xây dựng đất nước. Tự hào về nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, mỗi người đều có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát triển phù hợp với xu thế thời đại.
Dưới đây là hình ảnh một số tiết mục biểu diễn trong Chương trình.
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-3
 
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-4
 
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-5
 
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-6
 
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-7
 
Thu tuong Pham Minh Chinh: Chung ta co quyen tu hao ve phat trien van hoa dan toc-Hinh-8
 
>>> Mời độc giả xem thêm video Cảm xúc thăng hoa tại lễ kỷ niệm 30 năm Trường Nguyễn Siêu:

(Nguồn: Kienthucnet)

Nguyễn Hải