Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Nam xin nghỉ việc: “bình thường mà!“

Google News

Trường hợp ông Đặng Hữu Lên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) - có đơn xin nghỉ việc được nhiều báo điện tử hôm 23-1

Được biết, ông Đặng Hữu Lên giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Điện Bàn từ năm 2018 đến nay. Báo chí thông tin rất rõ ông Lên bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, thời gian gần đây bệnh tái phát và diễn tiến nặng thêm nên bác sĩ điều trị cho biết nếu suy nghĩ nhiều thì bệnh không suy giảm được, muốn chữa thì phải có thời gian nghỉ ngơi và điều trị lâu dài. Do đó, việc ông Lên xin nghỉ việc là bình thường, không có gì lạ.
Cùng thời điểm này, báo chí cũng thông tin thêm về một trường hợp khác ở tỉnh Quảng Nam, cũng xin nghỉ việc. Đó là ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tam Vinh (huyện Phú Ninh). Trong đơn xin nghỉ việc, ông Phú cho hay nhà ông có quá nhiều việc nên xin nghỉ để lo giải quyết chuyện gia đình.
Tinh uy vien tinh Quang Nam xin nghi viec: “binh thuong ma!“
Ông Đặng Hữu Lên giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Điện Bàn từ năm 2018 đến nay. 
Trường hợp ông Lên hay ông Phú xin nghỉ việc thì lý do đã rất rõ ràng, thế nhưng trên mạng xã hội vẫn nhiều người đặt ra giả thiết e là vì nọ, vì kia? Ô hay, cán bộ, đảng viên tự thấy điều kiện sức khỏe hay có những việc khác dẫn đến khó tập trung sức lực và trí tuệ cho việc công nên chủ động báo cáo tổ chức để xin nghỉ việc, đó là chuyện bình thường và cần biểu dương họ mới đúng, chứ sao lại suy diễn đủ điều? Nếu đáng để nói thì phải nói về những người không đủ năng lực, không đủ sức khỏe nhưng vẫn tìm mọi cách để giữ ghế, giữ chức, tạo lực cản vô hình cho công việc, cho guồng máy.
Nhiều người suy nghĩ rất lạ lùng, cứ thấy cán bộ xin nghỉ việc hay từ chức là đã vội nghĩ chắc họ phải "dính phốt" gì đấy. Thực ra, cán bộ thì cũng là con người, họ cũng có vô vàn lý do chính đáng để phải chủ động xin nghỉ việc.
Đảng và Nhà nước cũng đã có những quy định hẳn hoi cho chuyện thôi việc. Từ năm 1997, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã nêu rõ "xây dựng và thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc". Năm 2009, Trung ương Đảng cũng ban hành Quy định 260-QĐ/TW về việc "thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ".
Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 08-QĐ/TW có nội dung cán bộ, đảng viên "chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ".
Gần đây nhất là ngày 3/112021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Trong đó, quy định rất cụ thể việc từ chức của cán bộ khi tự nguyện xin thôi giữ chức vụ mà chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, khi có đủ căn cứ theo quy định của Bộ Chính trị; trong đó, ngoài những lý do như hạn chế về năng lực, trách nhiệm hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao... thì còn có thể vì những lý do chính đáng khác của cá nhân.
Căn cứ về việc miễn nhiệm, từ chức trong quy định mới đã cơ bản bao quát đầy đủ các tình huống đặt ra trong thực tiễn và kịp thời động viên, khuyến khích để cán bộ chủ động từ chức; chính sách động viên khi cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức.
Hoan nghênh những cán bộ, đảng viên chủ động xin nghỉ việc khi tự cảm thấy không đủ khả năng tiếp tục gánh vác việc chung!
Theo Duy Cường/Người lao động