Tổ cảnh sát liên ngành 140 khác gì với 141?

Google News

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, Công an Hà Nội triển khai thí điểm 3 tổ công tác theo kế hoạch 140 (tổ công tác 140) tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông (ATGT). Vậy tổ công tác 140 và 141 có khác nhau không?

Từ tháng 7/2011, Công an thành phố Hà Nội có Kế hoạch chuyên đề số 141/KH-CAHN (PV11), thành lập các tổ công tác đặc biệt gồm lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các đối tượng điều khiển xe mô-tô, xe máy lạng lách, đánh võng, chở người sai quy định... mang vũ khí khi tham gia giao thông.
Từ đó đến nay, tổ công tác 141 đã trở thành biểu tượng trong lĩnh vực an ninh của thủ đô Hà Nội. Lực lượng của các tổ công tác 14 đã ngăn chặn được hàng nghìn vụ việc, thu giữ nhiều vũ khí trái phép, phát hiện và bắt giữ nhiều đối tượng tàng chữ và sử dụng chất ma túy...
Đặc biệt, tổ công tác 141 càng phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện có hiệu quả Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt" vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
To canh sat lien nganh 140 khac gi voi 141?
Tổ công tác 141 làm nhiệm vụ tại Hà Nội
Mới đây, Hà Nội lại xuất hiện thêm tổ công tác mới mang tên 140. Ngày 28/5, Công an Hà Nội triển khai thí điểm 3 tổ công tác theo kế hoạch 140 (tổ công tác 140) tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Dư luận đang thắc mắc về tổ công tác 141 và 140 khác nhau ở điểm nào?
Tổ công tác 140 do Đội cảnh sát giao thông - trật tự quận Cầu Giấy chủ trì phối hợp với cảnh sát hình sự, cảnh sát ma túy và công an phường địa bàn tổ chức cắm chốt tại một số vị trí trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
Theo đó, các tổ công tác đặc biệt này sẽ dừng các phương tiện kiểm tra nhằm đảm bảo trật tự ATGT, trật tự xã hội. Tổ công tác này thực hiện song song với kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện của Cục CSGT và các đơn vị xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, đối với những trường hợp có căn cứ hoặc nghi vấn liên quan tới tội phạm hình sự, tổ công tác sẽ sử dụng nghiệp vụ, trấn áp kịp thời, thu giữ tang vật sau đó đưa về trụ sở công an phường gần nhất để phối hợp xử lý.
Người dân thủ đô tiếp tục hưởng ứng và ủng hộ tổ công tác liên ngành mới của Công an Hà Nội. Anh Trần Vũ Khương (33 tuổi, ở Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, anh đồng tình với việc thí điểm tổ công tác đặc biệt 140 xử lý nghiêm vi phạm trật tự, người phạm pháp hình sự.
Tuy nhiên, anh Khương cho rằng hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có nhiều lực lượng cảnh sát tham gia xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể, Phòng CSGT Hà Nội có 15 đội tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đường bộ, đường sắt và 30 tổ công tác liên ngành 141.
To canh sat lien nganh 140 khac gi voi 141?-Hinh-2
Người dân Hà Nội hưởng ứng tổ công tác 140 ra đời 
Trong đó, 30 tổ công tác liên ngành 141 cũng do lực lượng CSGT chủ trì, phối hợp với cảnh sát cơ động, cảnh sát ma túy, hình sự và công an các phường địa bàn tổ chức cắm chốt luân phiên tại các điểm trọng yếu xử lý vi phạm giao thông. Các tổ công tác liên ngành 141 cũng xử lý mạnh tay đối với các hành vi vi phạm trật tự, gây rối, tội phạm hình sự, ma túy, mang theo hung khí, vật liệu nổ… Ngoài ra còn có lực lượng thanh tra giao thông thường xuyên tuần tra xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội...
Còn chị Đỗ Thu Hằng (30 tuổi, ở Đông Đa - Hà Nội) thì cho rằng, việc thí điểm hoặc triển khai rộng rãi các tổ công tác liên ngành 140 có thể chồng chéo nhiệm vụ với nhiều đơn vị cảnh sát. Việc này có thể tạo tâm lý lo sợ “cứ ra đường sẽ bị phạt” cho người tham gia giao thông. Đặc biệt trong bối cảnh tăng mức phạt theo Nghị định 100 đối với nhiều hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt.
Còn anh Nguyễn Khang An (28 tuổi - Cầu Giấy - Hà Nội) cho rằng, việc Công an Hà Nội thành lập nhiều tổ công tác cũng chỉ với mục đích quản lý trận tự an toàn xã hội được tốt hơn. Anh và bạn bè đều hết sức ủng hộ và nếu lo sợ bị phạt thì mọi người tham gia giao thông hãy chấp hành đầy đủ luật giao thông và mang theo đầy đủ giấy tờ.
>>> Xem thêm video: Cận cảnh bên trong chốt 141 Hà Nội - Chuyện lạ ít ai ngờ

 


Vi Di