TP HCM tăng học phí bậc THCS lên 500%?

Google News

Vừa qua, Sở GD & ĐT HCM đã "đột ngột" đề xuất tăng học phí bậc THCS lên tới 500% đã làm cho dư luận bàng hoàng, gây “sốc” cho nhiều bậc phụ huynh.

Học phí tăng… chóng mặt
Theo đề xuất của Sở GD& ĐT TP.HCM tăng học phí theo mức được xây dựng theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên. Ngoài bậc tiểu học không thu học phí theo quy định, các bậc học còn lại từ mầm non đến THPT tại TP đều dự kiến áp dụng mức thu mới, tăng cao so với mức thu hiện nay, từ 70.000 đồng đến 240.000 đồng/tháng, tùy cấp học và nhóm địa bàn.
TP HCM tang hoc phi bac THCS len 500%?
TP HCM tăng học phí bậc THCS lên 500%? Ảnh minh hoạ 
Theo đó: Bậc mầm non các quận tại TP HCM từ 200.000 đồng lên 300.000 đồng/trẻ/tháng. Các lớp mẫu giáo thuộc quận học phí 160.000 đồng/tháng và bậc THPT học sinh thuộc các quận từ 120.000 đồng /tháng đều tăng lên 300.000 đồng/ tháng. Điều đó có nghĩa học phí hai cấp này chỉ tăng gấp đôi so với hiện hành.
Nhưng đáng chú ý, bậc THCS học sinh ở các quận tăng từ 60.000 đồng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tăng gấp 5 lần so với hiện hành, đã khiến dư luận và các bậc phụ huynh bàng hoàng, lafm cho những gia đình có đông con theo học đang không biết xoay sở làm sao cho con cái học tiếp tục đi học.
Từ thực tế hiện nay, xăng tăng giá là kéo theo mọi mặt hàng tiêu dùng trong đời sống hàng ngày giá cả đều tăng mạnh, nay thêm học phí tăng trong khi lương lại không tăng, và dù cho lương có được tăng thêm 500.000đ/tháng cũng không đủ bù đắp cho các khoản chi đang tăng cao so với trước đây.
Cũng có nhiều phụ huynh ủng hộ việc tăng học phí để giảm bớt gánh nặng ngân sách, tăng thêm thu nhập cho giáo viên. Nhưng ngành giáo dục cần có biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, để học sinh không phải học thêm. Cần thanh kiểm tra giám sát các khoản thu ngoài học phí, bởi theo các bậc phụ huynh thì những khoản đóng góp được cho là “tự nguyện” mà không đóng thì không được là rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của những phụ huynh làm công ăn lương.
Vấn đề nổi cộm dạy thêm học thêm cũng vậy, các thầy cô toàn tổ chức thông qua 1 trung tâm, mà các lớp học đó lại toàn mời được giáo viên dạy ở trường lớp nào thì ở trung tâm cũng dạy luôn chính lớp đó. Không cho con đi học là không được, ai cũng hiểu điều đó.
Nhiều bậc phụ huynh mong muốn việc HCM tăng học phí theo lộ trình, ngành giáo dục cần có giải pháp để giải quyết dứt điểm việc lạm thu tiền trường với nhiều khoản thu khác nhau thì sẽ dễ thuyết phục người dân hơn. Bởi hiện tại, nếu bóc tách mức học phí đang áp dụng thì không quá lớn, nhưng trong một năm học phụ huynh phải đóng rất nhiều khoản thu, trong đó có các khoản thu dưới danh nghĩa “xã hội hóa”. Thêm các chi phí khác phục vụ trực tiếp học sinh: tiền sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đồng phục, tiền dịch vụ đưa đón bằng ôtô, tiền ăn bán trú... Trong đó có những khoản hợp lý, có khoản thu cao, thu không hợp lý.
Tình trạng thu gộp vào đầu năm vẫn diễn ra ở một số trường nên câu chuyện tiền trường luôn là gánh nặng, nhất là đối với các gia đình có mức thu nhập không ổn định, bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thời gian qua. Bên cạnh đó, ý kiến nhiều phụ huynh, nhất là phụ huynh ở các khu vực có mức thu nhập không ổn định, thiếu việc, mất việc do COVID-19, cho rằng không nên tăng học phí, thậm chí phải giảm tiền trường.
Sẽ có hiệu ứng domino phí học tập?
Nhiều người lo ngại học phí tăng cao dễ dẫn đến hiệu ứng domino khiến nhiều khoản khác như học phí buổi hai, phí bán trú, các khóa học tăng cường, học phí các trường tư thục... đều có “cớ” để tăng.Điều này sẽ tạo sức ép lớn lên đôi vai của các bậc phụ huynh.
Trước nhiều băn khoăn về đề xuất tăng học phí các trường công lập ở TP.HCM trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Tôi rất hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà nhiều phụ huynh ở TP.HCM đã và đang phải trải qua. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều phụ huynh mất công ăn việc làm, nhiều hộ gia đình giảm thu nhập... Tuy nhiên, quy định cũ về học phí của các cơ sở mầm non, phổ thông công lập đã hết hiệu lực. Sở bắt buộc phải đề xuất mức học phí mới theo nghị định 81 của Chính phủ". Mặc dù vậy, nhưng việc tăng học phí giữa các bậc học thì chẳng có lí do nào bậc THCS lại tăng tới 500% như thế. Thậm chí có thể so sánh với đề xuất của Sở GD & ĐT Hà Nội cho thấy mức tăng học phí cũng chỉ có thể là gấp đôi.
Theo ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Tôi được biết Sở GD-ĐT đang soạn thảo đề xuất tiếp tục hỗ trợ học phí cho tất cả học sinh theo từng đối tượng cụ thể. Năm ngoái, do tình hình dịch COVID-19 nên HĐND TP HCM đã đồng ý thực hiện việc cấp bù học phí. Còn năm nay, dựa trên các phân tích về tình hình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, Sở GD-ĐT đang cân nhắc có các đề xuất tiếp theo, từ đó có chính sách phù hợp để hỗ trợ người học ở tất cả các bậc học.Tôi đã yêu cầu Sở GD-ĐT nghiên cứu phương án đó để trình và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền quyết định, đảm bảo việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, không gây khó khăn cho người học. Với tình hình thực tế hiện nay, các địa phương đang trong quá trình bắt đầu phục hồi kinh tế, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nên chăng Chính phủ có thể trì hoãn lại thời gian áp dụng quy định mới theo nghị định 81 đến năm học sau nữa" (Theo phỏng vấn của Trần Huỳnh - báo Tuổi trẻ).
Ở góc nhìn của chuyên gia giáo dục, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho rằng, tăng học phí là cần thiết nhưng không nên tăng vọt như hiện nay. Và TP HCM cần có lộ trình, bước đi phù hợp khi ban hành khung học phí mới, trong đó phải giải đáp được hai vấn đề: Chất lượng giáo dục phải tăng; cơ cấu các khoản chi từ việc tăng học phí.
"Trước đây, thành phố từng miễn học phí THCS, thậm chí miễn học phí trong năm học trước bởi Covid-19, tức là chúng ta được đề xuất trong điều kiện riêng. Do đó, việc chậm áp dụng Nghị định 81 vừa hợp lý, vừa hợp tình", ông Ngai nhấn mạnh.
Trong dự thảo đề xuất tăng học phí của Sở GD & ĐT TP HCM :“Để giảm tác động đến xã hội và người học do tăng học phí, không làm ảnh hưởng đến đời sống của các bộ phận người dân có thu nhập thấp, TP.HCM luôn đảm bảo và đi đầu trong các chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ học phí theo đúng quy định của Nghị định 81/2021 và xây dựng các chính sách miễn, giảm và hỗ trợ đặc thù khác của thành phố".
Dù là như vậy, dư luận và các bậc phụ huynh cũng như các chuyên gia giáo dục đều đề xuất việc tăng học phí lùi việc áp dụng Nghị định 81 một thời gian.
Dư luận đặt ra những câu hỏi về việc học phí tăng như vậy, học sinh nghèo thì sao, đã có nghĩ đến nhóm này khi đề xuất tăng chưa? Các nước trên thế giới hướng tới hỗ trợ, khuyến khích giáo dục. Thậm chí miễn hoặc giảm học phí và các chi phí giáo dục. Duy chỉ chúng ta là đổi giáo trình liên tục, sai sót trong các bộ sách cải cách rất nhiều và hiện trạng không đồng nhất sách giáo khoa là hệ luỵ phân tần giáo dục. Thậm chí còn tăng tiền sách giáo khoa và đồ dùng học tập cũng khiến cho nhiều gia đình lao đao. Phải chăng nên xem xét các đề xuất việc HCM tăng học phí lên 500%, bởi có thể hiện nay học phí tăng thì năm học mới này đoán chắc nhiều học sinh gián đoạn không theo học đủ hết năm học.
>>> Link bài gốc: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/hcm-tang-hoc-phi-bac-thcs-len-500-121603.html?
Hà Phương