Từ năm 2020, cách tính mức lương đóng BHXH thay đổi thế nào?

Google News

Trên cơ sở tăng lương tối thiểu vùng (từ ngày 01/01/2020) và tăng lương cơ sở (từ ngày 01/7/2020) mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2020 sẽ được điều chỉnh.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14 tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2020. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Như vậy, trên cơ sở tăng lương tối thiểu vùng (từ ngày 01/01/2020) và tăng lương cơ sở (từ ngày 01/7/2020) mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2020 sẽ được điều chỉnh. Cụ thể:
Tu nam 2020, cach tinh muc luong dong BHXH thay doi the nao?
Ảnh minh họa.
Từ ngày 01/01/2020: Tăng mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức tiền lương tối thiểu tính đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2020 như sau:
- 4,42 triệu đồng đối với Vùng I (hiện hành là 4,18 triệu đồng);
- 3,92 triệu đồng đối với Vùng II (hiện hành là 3,71 triệu đồng);
- 3,43 triệu đồng đối với Vùng III (hiện hành là 3,25 triệu đồng);
- 3,07 triệu đồng đối với Vùng IV (hiện hành là 2,92 triệu đồng).
Đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương tối thiểu tính đóng BHXH sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức tiền lương nêu trên.
Từ ngày 01/7/2020: Tăng mức tiền lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc
Cụ thể, kể từ ngày 01/7/2020, mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bắt buộc là 32 triệu đồng (20 lần mức lương cơ sở mới theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14). Mức hiện hành là 29,8 triệu đồng (20 lần mức lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng).
Theo Luật BHXH 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trên phạm vi cả nước.
Theo G.Minh/Đất Việt