Việt Nam cần mơ giấc mơ ‘kỳ tích sông Hồng’

Google News

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione khuyên Việt Nam cần mơ giấc mơ “kỳ tích sông Hồng” như người Hàn Quốc từng mơ giấc mơ sông Hàn.

Việt Nam cần mơ giấc mơ ‘kỳ tích sông Hồng’. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Ousmane Dione chia sẻ:

Tôi thực sự mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho đất nước Việt Nam. Các câu hỏi của tôi tựu chung lại là làm thế nào để giúp Việt Nam tiến lên phía trước, người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi đã có những đóng góp cho các cấp lãnh đạo Việt Nam qua các bản chiến lược xây dựng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm tới.

Tôi đã có cơ hội làm việc ở hơn 60 quốc gia và sau nhiệm kỳ 4 năm ở Việt Nam, tôi cho rằng lộ trình phát triển của Việt Nam là rất rộng. Dù có đại dịch Covid-19 nhưng chưa bao giờ Việt Nam lại mạnh mẽ, sẵn sàng như vậy để hướng đến con đường phát triển tới đây. Việt Nam thuộc nhóm rất nhỏ các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng dương trong khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm qua đại dịch. Đó là nền tảng rất quan trọng.

Viet Nam can mo giac mo ‘ky tich song Hong’-Hinh-2

Ông Ousmune Dione

Đổi mới là một quá trình tuyệt vời giúp Việt Nam thoát nghèo đói, trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Nhưng để tiếp tục vươn lên, chúng ta cần một cuộc Đổi mới phải khác với cuộc Đổi mới trước đây. Để vượt qua được ngưỡng này, đòi hỏi Việt Nam phải có một quá trình Đổi mới tiếp theo tới đây khác với quá trình Đổi mới hơn 30 năm vừa qua.

Vận mệnh Việt Nam đang nằm trong tay các bạn. Nếu có bước chuyển đổi chính xác thì Việt Nam trong vòng 5-6 năm tới đây thôi sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao. Bước chuyển hướng này rất quan trọng.

Là người đã có một quãng thời gian gắn bó sinh sống ở Việt Nam, tôi cho rằng Việt Nam nên xem xét lại cơ chế thực hiện chính sách quốc gia, làm thế nào để Việt Nam chuyển từ số lượng sang chất lượng, đi vào chiều sâu hơn, làm thế nào để đổi mới sáng tạo mang tính chất đồng bộ hơn.

Để làm được điều đó, Việt Nam cần chú ý một số thành tố: Thứ nhất, quản lí hành chính, quản lí nhà nước. Hiện nay, quản lí hành chính đang là một trong những trở ngại lớn đối với Việt Nam. Nó liên quan đến đội ngũ triển khai thực hiện, công tác lập kế hoạch để Việt Nam triển khai nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn. Thứ hai, cơ chế báo cáo, giải trình. Làm thế nào để có những báo cáo phân tích chính xác hiệu quả, kịp thời để giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, có sức tác động hơn. 

Một việc nữa Việt Nam cần làm là thúc đẩy hơn các chương trình nghị sự về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cách mạng 4.0 cũng như quá trình chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, tôi nhận thấy chúng ta chưa có sự gắn kết với nhau, vẫn còn tình trạng manh mún giữa khối đầu tư nước ngoài (FDI) với khu vực tư nhân trong nước mặc dù Việt Nam đã nghĩ đến những chiến lược làm thế nào để thu hút FDI nhiều hơn. Để tạo ra được sự kết nối này đòi hỏi Việt Nam nghĩ đến việc xây dựng chiến lược xác định rõ các thứ tự cần ưu tiên, có sự chọn lựa. Mọi quá trình chuyển đổi luôn cần thời gian tích luỹ.

Theo ông, làm sao Việt Nam có thể phát triển những ngành công nghiệp khi toàn cầu hóa như hiện nay, khi chúng tôi đã trở thành nền kinh tế mở nhất thế giới với 13 hiệp định thương mại tự do? 

 

Nếu có bước chuyển đổi chính xác thì Việt Nam trong vòng 5-6 năm tới đây thôi sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao. Vì vậy, bước chuyển hướng này rất quan trọng.

Tôi kể câu chuyện này. Hơn 15 năm trước khi tôi bắt đầu làm việc tại châu Á, tôi có chuyến công tác ở Trung Quốc. Thời điểm đó, Trung Quốc nghĩ đến việc xây dựng mạng lưới đường sắt tốc độ cao như bây giờ Việt Nam nói đến đường sắt cao tốc Bắc- Nam. Chúng tôi đã hỗ trợ Trung Quốc trong quá trình xây dựng hạ tầng. Lúc đó, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Trung Quốc và Trung Quốc đã đưa ra chính sách tổng thể để lập liên doanh giữa các tập đoàn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước nhằm chuyển giao tri thức để doanh nghiệp Trung Quốc học và hiểu được, từ đó họ có thể tự làm được.

Ngày hôm nay, rất nhiều hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc trên thế giới luôn có sự tham gia của Trung Quốc; họ đủ sức cạnh tranh với nhà thầu châu Âu. Việt Nam hoàn toàn làm được như vậy dù Việt Nam là quốc gia nhỏ. Việt Nam không nhất thiết làm trong mọi lĩnh vực mà có thể lựa chọn những lĩnh vực là thế mạnh của mình để tạo sức bật.

Ngày nay, đang có nhiều doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới, một số doanh nghiệp start up làm việc hiệu quả, sáng tạo. Vấn đề là Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội để tạo sự gắn kết với khu vực đầu tư nước ngoài để vươn ra bên ngoài.

Để xây dựng được một khối gắn kết giữa khu vực tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng cần chủ động hơn về ngoại giao kinh tế. Tôi cũng đã thảo luận nội dung này với Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Việt Nam nằm trong số ít các nước chịu đau thương bởi những cuộc chiến tranh trong lịch sử nhưng giờ đây, các bạn là một quốc gia hữu nghị và hoà bình với tất cả các nước trên thế giới. Nhưng về mặt kinh tế, Việt Nam chưa tối ưu hoá được những mối quan hệ hữu nghị đó. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị đó thành ngoại giao kinh tế để mở đường cho doanh nghiệp vươn ra nước ngoài, tiếp cận công nghệ mới, tạo nguồn lực mới.

Đó là những lợi thế cho sự phát triển đất nước sau này.

Làm thế nào để Việt Nam củng cố được nguồn vốn tư nhân, nguồn nhân lực, kĩ năng người lao động, đổi mới sáng tạo cũng là những trăn trở của tôi. Việt Nam nên tăng cường hơn nữa việc tích hợp hạ tầng, vận tải đa phương thức với cách thức giải pháp huy động vốn sáng tạo để tăng trưởng nhanh hơn. Covid-19 là cơ hội để các bạn đẩy mạnh đầu tư công, giải ngân vốn ODA nhanh hơn với nghị sự phát triển của mình.

Nguồn vốn cuối cùng Việt Nam không thể bỏ qua là nguồn tài nguyên, làm thế nào để tăng trưởng và công nghiệp hoá mà vẫn đảm bảo được môi trường xanh sạch, an toàn, chất lượng được cải thiện, giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, sạt lở đất, bảo vệ nguồn tài nguyên.

Với tất cả những trải nghiệm suốt 4 năm qua, một lần nữa tôi nhấn mạnh, vận mệnh đất nước đang nằm trong tay các bạn, chặng đường phát triển tiếp theo thế nào nằm trong tay các bạn. Vấn đề không phải là tài chính, là tiền nữa mà là lúc chúng ta phải ra quyết định đổi mới.

Tôi ấp ủ nhiều hi vọng với Việt Nam. Việt Nam hôm nay đang đứng trước ngã ba đường. Năm mươi, sáu mươi năm trước đây Hàn Quốc cũng như vậy nhưng nhìn Hàn Quốc hôm nay đã tạo được “Kỳ tích sông Hàn”. Tôi mơ hình ảnh đó sẽ đến với Việt Nam và chúng ta có thể gọi tên là “Kỳ tích sông Hồng”. Tôi tin Việt Nam hoàn toàn thực hiện được “Kỳ tích sông Hồng”. Ngân hàng Thế giới luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn. 

Ông nói đến giấc mơ “Kỳ tích sông Hồng”. Những người tiền nhiệm của ông cũng mong muốn Việt Nam như vậy. Chúng tôi cũng mơ giấc mơ đó, nhưng khi đối diện với thực tại thì GDP đầu người vẫn thấp, chỉ hơn Lào, Campuchia, Myanmar trong khu vực; các cơ sở công nghiệp yếu, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, nền công nghiệp chủ yếu gia công cho nước ngoài thì làm sao để chúng tôi thực hiện được “Kỳ tích sông Hồng”?

Tôi cho rằng trong cuộc đời của mình, các bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc thực hiện được kỳ tích này. So sánh GDP đầu người thì Việt Nam chỉ cao hơn các nước láng giềng Lào, Campuchia nhưng nếu so sánh với quốc gia khác thì Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao. 

 

Vận mệnh đất nước đang nằm trong tay các bạn, chặng đường phát triển tiếp theo thế nào nằm trong tay các bạn. Vấn đề không phải là tài chính, là tiền nữa mà là lúc chúng ta phải ra quyết định đổi mới.

Đúng là Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào FDI, mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào gia công xuất khẩu, nhưng hãy nhìn xem khi các bạn thực hiện một cuộc Đổi mới từ năm 1986 thì các bạn đã có những thành tựu quan trọng. Vì vậy, chúng ta nên nhất trí Việt Nam cần phải có một quá trình đổi mới tiếp theo, một cuộc đổi mới khác để vượt qua được những thách thức hiện nay.

Tôi lại có cái nhìn tích cực về doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, ở Hà Lan, doanh nghiệp nhà nước ngành nước rất tốt. Tập đoàn điện lực của Pháp là của nhà nước đấy thôi, nhưng họ phát triển rất tốt. Cốt lõi vấn đề là chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhà nước ra sao, quản lý hoạt động hiệu quả, đổi mới và cải cách bộ máy hành chính thế nào thôi. Không phải mọi doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá, nhưng chúng ta phải có hệ thống quản trị hiện đại, hệ thống tài chính minh bạch gắn liền với phát hành trái phiếu. Đó là những cải cách giúp doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt hơn. 

Theo Báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới, quyền tài sản Việt Nam được xếp hạng thấp trên thế giới. Nhiều người trẻ phải ra nước ngoài khởi nghiệp. Ông cũng thấy doanh nghiệp lớn đều liên quan đến bất động sản. Với một nền tảng như vậy thì chúng tôi phải phát triển ra sao?

Người Việt Nam có tố chất thông minh, cần cù, có tinh thần khởi nghiệp tốt. Tôi đi các nước thấy người Việt Nam khởi nghiệp ở nước ngoài cũng khá thành công.

Tôi đồng ý với câu hỏi bạn nêu. Như lúc đầu tôi đã nói đến yếu tố minh bạch và trách nhiệm giải trình trong đó bao gồm quyền tài sản, sở hữu đất đai.

Những tồn tại nêu trên đây phụ thuộc vào việc chúng ta cải cách có đúng hướng hay không. Mọi thứ không thể một sớm một chiều thực hiện ngay được nhưng ta cần xác định thứ tự trình tự ưu tiên, có nghị trình cho nó. Quan trọng, các bạn cần có môi trường thu hút được người tài về nước cống hiến và làm việc. Nếu ta thu hút được người tài về nước làm việc nhiều sẽ góp phần công cuộc chuyển đổi của Việt Nam thành công.

Viet Nam can mo giac mo ‘ky tich song Hong’-Hinh-3

Việt Nam cần có những bước đột phá thật sự thay đổi đất nước. Ảnh: Đoàn Bổng

Tôi quan sát Việt Nam có sự chuyển dịch giữa các thế hệ. Ngày càng nhiều các bạn trẻ tham gia vào bộ máy quản lí hành chính nhà nước có tư duy, cách nhìn mới. Vấn đề là Việt Nam cần tìm được những người đứng đầu xứng đáng, tạo ra được đội ngũ tiên phong mới tạo động lực cho sự chuyển đổi từ đó, mọi người sẽ thấy niềm tin ở đó để có động lực tiến lên. 

Chuyển đổi cũng cần một quá trình, nếu đi nhanh quá cũng không bền. Chúng ta có nhiều nguồn năng lượng, đam mê để thúc đẩy nó bằng cách tạo niềm tin cho người dân Việt Nam. Quan trọng là người lãnh đạo phải hiểu được điều đó, đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực chung, suy nghĩ chung để thống nhất với nhau.

Năng lực thực hiện đang có vấn đề. Tỷ lệ giải ngân vốn vay của Ngân hàng Thế giới mấy năm nay tụt xuống có 10%, giải ngân đầu tư công cũng rất kém. Chúng tôi không có công trình hạ tầng nào lớn đáng kể được phát triển trong mấy năm vừa rồi. Tiền đề đó cũng đáng nói cho sự phát triển tiếp theo chứ?

 

Công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay đã hết trần phát triển, khó có thể đổi mới sáng tạo thêm điều gì. Để Việt Nam tiến lên một bậc nữa, cần có cách phát triển khác.

Tôi nghĩ đó cũng là vấn đề đáng suy ngẫm. Thách thức trong 4 năm vừa qua là giải ngân chậm. Rất tiếc nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến thách thức tính chủ động trong việc hoàn thành các công việc.

Một trong những trở ngại là trần nợ công, phân bổ ngân sách, giải ngân. Rồi trở ngại trong việc quy hoạch cũng như bố trí đúng việc sử dụng nguồn vốn, chưa giải phóng được mặt bằng, xây dựng không thể tiến hành được khi đền bù… Trở ngại nữa là trong triển khai thực hiện, chi và thanh toán cho nhà thầu đôi khi gặp nhiều vấn đề, nhiều bất cập trong hệ thống, quy trình thủ tục. Một dự án phải chờ ra Hà Nội để thanh toán, kiểm tra từng hạng mục, xác minh… đó chính là cái thiếu linh hoạt trong triển khai.  

Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam cần một cuộc Đổi mới, và nó phải khác với cuộc Đổi mới từ năm 1986 tới nay để “Kỳ tích sông Hồng” của Việt Nam có thể thành hiện thực.  Vậy đó là cuộc đổi mới tập trung vào đâu?

Tôi gọi đó là cuộc Đổi mới 4.0. Tôi cho rằng cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay đã hết trần phát triển, khó có thể đổi mới sáng tạo thêm điều gì. Để Việt Nam tiến lên một bậc nữa thì cần phải có cách phát triển khác.

Đổi mới 4.0 với rất nhiều nội hàm tôi đã nói ngay từ lúc đầu cuộc đối thoại với bạn. Đặc biệt, xem xét lại bộ máy nhà nước vận hành như thế nào, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng đổi mới sáng tạo cho bộ máy đó. Tận dụng thế mạnh kĩ thuật số để chuyển đổi thành công các nội dung quan trọng. Ví dụ cho đổi mới 4.0 là, khi tôi nói chuyện với một phụ nữ ở tận vùng núi xa xôi hẻo lánh, chị ấy đã có điện thoại Iphone để sử dụng, rồi chị ấy có thể thực hiện được cuộc thanh toán điện tử ngay trên điện thoại của mình mà không phải đi tận xuống Hà Giang hoặc tỉnh thành nào đó để thực hiện thanh toán.

Tôi ví dụ như vậy để nói rằng, cần phải thay đổi từ tư duy gắn liền với động lực, khát vọng, quyết tâm thực sự thay đổi, mong muốn bứt phá để cùng nhau bước vào một thế giới mới. Trong suốt 4 năm qua, tôi đã gặp rất các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ đều nói đến nhu cầu cần cải cách, đổi mới.

Các bạn cần có những bước đột phá thật sự thay đổi đất nước. Các chuyên gia nước ngoài hay những người như chúng tôi chỉ có thể tư vấn thêm thôi, còn việc đưa nó vào cuộc sống thế nào là chính các bạn. 

Theo Lan Anh/Vietnamnet