Việt Nam đón cực đại mưa sao băng đêm nay

Google News

Đêm nay (21/10), Việt Nam sẽ đón đợt mưa cực đại sao băng, đây là đợt mưa sao bằng thứ 2 trong năm. Khả năng xem tốt nhất sẽ là từ một vị trí tối sau nửa đêm. Thiên thạch sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion.

Mưa sao băng là do các đám mây bụi và mảnh vỡ còn sót lại trong hệ mặt trời bên trong do sao chổi để lại khi chúng bay vào và bay ra quanh mặt trời. Khi trái đất bay qua chúng, bầu khí quyển của nó va vào vật chất, gây ra sao băng. Orionids được đặt tên theo nơi mà các ngôi sao băng như phát ra trên bầu trời: Chòm sao Orion, hay Lạp Hộ, tức "thợ săn" trong tiếng Hán.
Theo trang Date and Time, vào đêm cực đại của mưa sao băng Orionids, những người quan sát có thể ngắm khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ.
Viet Nam don cuc dai mua sao bang dem nay
Hình ảnh mưa sao băng Orionids được kết hợp với đồ họa mô tả chòm sao nơi nó phát ra - Ảnh: STAR WALK 
Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng cho biết, Orionids là một trận mưa sao băng trung bình tạo ra tới 20 sao băng mỗi giờ ở đỉnh điểm. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Halley để lại, được biết đến và quan sát từ thời cổ đại.
Orionids là một trong những trận mưa sao băng đặc biệt nhất năm. Không những góp phần tạo nên "mưa sao băng kép", nó còn là kết quả của việc một vật thể quen thuộc quất chiếc đuôi đá bụi trúng bầu khí quyển Trái Đất lần thứ 2 trong năm.
Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 2/10 đến ngày 7/11. Cực điểm của trận mưa sao băng năm nay vào đêm 21, rạng sáng 22/10. Trăng khuyết sẽ che khuất hầu hết các sao băng mờ hơn trong năm nay. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể bắt được một vài khoảnh khắc tốt. Khả năng xem tốt nhất sẽ là từ một vị trí tối sau nửa đêm. Thiên thạch sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Nguồn gốc thực sự của trận mưa sao băng này là sao chổi Halley, một vật thể có quỹ đạo 76 năm quanh Mặt Trời. Dù đến tận năm 2061 người Trái Đất mới thấy được sao chổi này quay lại, nhưng mỗi năm chiếc đuôi đá bụi dài của nó vẫn cắt ngang quỹ đạo Trái Đất những 2 lần. 
Hồi tháng 5, Halley từng tạo ra mưa sao băng Eta Aquarids, phát ra từ vị trí chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
Orionids là trận mưa sao băng thứ 2 lập đỉnh trong tháng 10. Nó vốn rơi từ ngày 2-10, mạnh dần lên cho đến đêm cực đại 21-10 và sẽ yếu dần và biến mất hoàn toàn sau ngày 7-11.
Do vậy, Orionids đã có giai đoạn rơi song song với mưa sao băng Draconids từ chòm sao Draco (Thiên Long), tạo nên hiện tượng mưa sao băng kép từ ngày 6 đến ngày 10-10.

Để quan sát mưa sao băng, cần theo dõi thời tiết. Thuận lợi nhất là trời trong, không có mây mù hay mưa. Trước thời điểm quan sát vài phút hãy ra nơi bạn định quan sát và nhìn lên bầu trời phía Đông, Đông Bắc từ 2 đến 3 phút để mắt bạn quen với bóng tối. Nếu bạn có thể thấy khá nhiều các ngôi sao trên bầu trời thì tức là bạn chắc chắn thấy được sao băng.

Người quan sát không cần ống nhòm hay kính thiên văn hoặc bất cứ dụng cụ nào để nhìn thấy sao băng. Mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất và nên để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút.

Mưa sao băng không giống như pháo hoa như nhiều người tưởng. Ngay cả ở lúc cực điểm và với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây cho tới nhiều phút.

Hãy chọn góc nhìn rộng hướng về phía Đông Bắc và tư thế nằm hoặc ngồi dễ chịu nhất vì bạn sẽ không muốn đứng ở tư thế ngửa mặt lên trời hàng giờ liền. Những khu vực có quá nhiều ánh đèn đô thị hay khói bụi từ các công trường sẽ gặp nhiều cản trở hơn đối với việc quan sát. Nếu muốn chụp ảnh một sao băng bất kỳ, bạn cần có máy ảnh có chế độ phơi sáng, đặt thời gian phơi sáng tối thiểu 30 giây.

Bình Nguyên