Theo cơ quan trên, nhiệt độ trung bình của năm 2016 có thể cao hơn khoảng 1,2 độ C so với mức trước Cách mạng Công nghiệp.
|
Hồ La Angostura, cách Cochabamba, miền trung Bolivia khoảng 14km bị cạn khô nước do nắng nóng kéo dài. Năm 2016 có thể là một năm nóng kỷ lục
(Nguồn: AFP/TTXVN)
|
Điều này đồng nghĩa với việc thế giới đã đi hơn nửa đường đối với giới hạn không để
nhiệt độ Trái Đất nóng lên quá 2 độ C mà các nước đã nhất trí.
Báo cáo của WMO nêu rõ hiện tượng thời tiết El Nino đã đẩy nhiệt độ tăng trong các tháng đầu năm 2016, song thậm chí ngay cả khi các tác động của hiện tượng này giảm bớt, nhiệt độ vẫn ở mức cao.
Theo đó, nhiệt độ tại các khu vực Bắc cực ở Nga, cao hơn từ 6-7 độ C hơn so với mức nhiệt trung bình.
Trong khi đó, các khu vực cận Bắc cực ở Nga, Alaska (Mỹ) và Tây Bắc Canada cũng ghi nhận mức nhiệt cao hơn ít nhất 3 độ C so với trung bình.
WMO cảnh báo các hậu quả khôn lường nếu việc Trái Đất ấm lên không bị ngăn chặn như tình trạng thiếu lương thực, di dân và xung đột.
(Theo TTXVN/Vietnam+)