Xử lý nghiêm phần tử lợi dụng tôn giáo, nhân quyền (Kỳ 2)

Những đối tượng lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân... cần được xét xử công khai nhằm răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Xu ly nghiem phan tu loi dung ton giao, nhan quyen (Ky 2)
Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phát hành bài viết: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Khi thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhân quyền để... chống phá thâm độc”, theo đó chúng đã bịa đặt, xuyên tạc tình hình thực hiện tôn giáo, nhân quyền nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngay trong Báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Điển hình, báo cáo dẫn số liệu Việt Nam bắt, giam giữ những người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội.
Những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật, phạm những tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự nên bị bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định pháp luật.
 
Xu ly nghiem phan tu loi dung ton giao, nhan quyen (Ky 2)-Hinh-3
 
Ở Việt Nam, các quyền tự do dân chủ được ghi nhận, đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, quyền tự do này giới hạn bởi quyền tự do khác, quyền tự do của người này được giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Không thể tự do vô kỷ luật, vô biên, không có giới hạn.
Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người này không được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không được xâm phạm lợi ích Nhà nước, trật tự công cộng hoặc lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Thực tế chứng minh: Những luận điệu xuyên tạc, chống phá của thế lực thù địch, cho rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “Việt Nam không có quyền tự do tôn giáo” là xuyên tạc, vô căn cứ.
Mọi hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để đập tan luận điệu xuyên tạc, các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những đối tượng vi phạm luật về tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền hoặc lợi dụng “chiêu bài” này để vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
Đặc biệt, cần xử lý nghiêm minh những kẻ lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự, xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân. Những đối tượng này cần phải xét xử công khai nhằm răn đe phòng ngừa chung cho xã hội.
Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, viễn thông có trách nhiệm trong việc quản lý tài khoản đưa thông tin trái pháp luật trên mạng Internet, lôi kéo, kích động, gây chia rẽ trong cộng đồng… Kịp thời xử lý hành vi vi phạm về công tác quản lý trên mạng máy tính, viễn thông, Internet.
Một khía cạnh nữa là tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đặc biệt là pháp luật về vấn đề nhân quyền, tín ngưỡng, tôn giáo.
Xu ly nghiem phan tu loi dung ton giao, nhan quyen (Ky 2)-Hinh-4
 
Hiện nay, tình trạng thông tin xấu độc trên không gian mạng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông nhận diện. Nguồn phát của loại thông tin này chủ yếu từ tổ chức, cá nhân phản động, thù địch ở nước ngoài.
Các đối tượng lợi dụng nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, thậm chí sử dụng cả tính năng livestream, để thực hiện âm mưu thâm độc.
Từ thông tin trên báo chính thống, chúng cắt ghép, thêm thắt, bịa đặt, xuyên tạc để tạo thành vấn đề khác, kèm theo tin giả, thuyết âm mưu, dựng chuyện…
Nội dung thông tin xấu độc tập trung vấn đề chính trị nóng, nhân sự cấp cao, tôn giáo, nhân quyền…, hòng hướng nhiều người hiểu sai bản chất sự việc.
Đến nay, chúng ta chủ động và tích cực thực hiện phòng, chống thông tin độc hại đến từ nước ngoài, thông qua Luật An ninh mạng năm 2018.
Nhà nước còn xây dựng các cơ quan chuyên môn có kỹ năng, phương tiện hiện đại, được đào tạo bài bản, mạnh về cả nghiệp vụ lẫn tư tưởng, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng chống thông tin xấu trên không gian mạng.
Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân được đẩy mạnh, để mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Người dân đoàn kết sẽ đánh bại âm mưu, ý đồ của tổ chức, cá nhân, thế lực thù địch ở nước ngoài.
Xu ly nghiem phan tu loi dung ton giao, nhan quyen (Ky 2)-Hinh-5
 
 
 
Hiện nay, quy định của pháp luật về xử lý hành vi cố tình xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền sai sự thật trên không gian mạng rất chặt chẽ.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ghi nhận rất rõ các quyền con người, cũng như quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Không ai được phép nhân danh tự do, nhân quyền hay tín ngưỡng, tôn giáo để bôi nhọ, xuyên tạc chính sách, pháp luật của Nhà nước, danh dự, uy tín, quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4, điều 7, Nghị định 141/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Người vi phạm có thể bị phạt tù lên tới 7 năm.
Người lợi dụng mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật có thể bị phạt đến 20 triệu đồng, theo khoản 1, điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông với mức phạt tù tối đa 7 năm.
 
Xu ly nghiem phan tu loi dung ton giao, nhan quyen (Ky 2)-Hinh-8
  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu