Hiểu các thông số trên lốp xe thế nào cho đúng?

Google News

(Kiến Thức) - Thông số trên lốp xe nói lên rất nhiều về xuất xứ, ngày sản xuất hoặc thậm chí biết được lốp có áp dụng tiêu chuẩn giảm tiếng ồn không.

 

1.       “245” số ghi theo sau gạch nghiêng chỉ ra chiều rộng bánh xe tính từ 2 điểm xa nhất (tính bằng mm). Ký tự trước số thể hiện P là kiểu lốp p-metric được dùng phổ biến cho xe khách, LT là light-truck duty dành cho xe tải hạng nhẹ và T là phụ tùng thay thế tạm thời.
2.       “40” là tỉ số thành lốp hay còn gọi là độ nghiêng thành lốp, nghĩa là chiều cao thành lốp bằng 40% độ rộng của lốp. Số càng nhỏ thành bánh xe càng ngắn, ngoại trừ lốp PAX của Michelin số này được chỉ định là đường kính lốp xe (tính bằng mm).
3.       “R” chỉ ra cấu trúc lốp xe theo kiểu đồng tâm mà đa phần các lốp xe hiện nay sử dụng. Một số kiểu cấu trúc khác là D (bias-ply: kiểu cấu trúc lớp chéo) hoặc B belted kiểu cấu trúc lớp dọc, chữ Z chỉ mức tốc độ lớn hơn 240km/h.
4.       “18” Chỉ đường kính của mâm xe, thường tính bằng inch.
5.       Thông số chịu tải gồm chữ và số đi liền nhau. Phần số chỉ tải trọng tối đa của lốp xe, ví dụ 93 tương đương với 650kg. Phần chữ chỉ tốc độ tối đa cho phép vận hành an toàn W tương đương với 270km/h, Q dành cho xe khách tương đương 150km/h, tốc độ cao nhất là Y tương đương 299km/h. Nếu phần chữ và số được đặt trong ngoặc đơn, ví dụ (93Y) nghĩa là lớn hơn 299km/h. Tốc độ này được ghi dựa trên kết quả máy kiểm tra lốp xe trong phòng thí nghiệm đồng thời mức chịu tải tối đa cũng sẽ được ghi trên một số vị trí khác trên lốp xe.

6.       Chấm đỏ: chỉ ra “điểm nặng” của một chiếc lốp xe. Thường là điểm lắp van ruột xe. Nhưng ngày nay mâm xe bằng nhôm hầu hết đều đạt chuẩn, thế nên điểm lắp van xe không phải là điểm nhẹ nhất nữa.

7.       “200” tỉ lệ tương đối giữa độ bền bánh xe tính trên 11587 km so với độ bền bánh xe tham chiếu. Ví dụ: số 300 thể hiện độ bền bánh xe gấp 3 lần so với bánh tham chiếu Uniroyal vốn có độ bền tiêu chuẩn 100 điểm.
8.       “A” (thường là AA, A, B hoặc C) chỉ số sức kéo, được xác định bằng thử nghiệm kéo lê bánh khoá phanh trên bề mặt ướt ở vận tốc 64km/h.
9.       “A” chỉ rõ khả năng tản nhiệt của lốp xe. Vì khi vận hành ở vận tốc cao, bánh xe ma sát sẽ sinh nhiệt cao. A tương đương với khả năng chịu nhiệt hơn 185km/h, B tương đương vận tốc 160-185km/h, C tương đương 136-160km/h.
10.   “M+S” (mud and snow: bùn và tuyết) chỉ ra chiếc xe có khoảng cách gai lốp xe lớn hơn, giúp xe di chuyển dễ hơn trên những bề mặt mềm.
11.   “MOUNTAIN SNOWFLAKE: biểu tượng này cho biết lốp xe đáp ứng được những yêu cầu vận hành trong thử nghiệm tuyết.
12.    Dấu hiệu ORIGINAL EQUIPMENT (OE): ký hiệu bằng chữ hoặc biểu tượng chỉ ra phiên bản đặc biệt lốp xe của nhà sản xuất, thường chỉ ra nguyên liệu cao su đặc biệt sử dụng chế tạo lốp. Ví dụ: General Motors-all have a TPC SPEC number.
13.   Vật liệu làm lốp: ghi rõ danh sách các vật liệu gia cường và số lớp cả phần bánh và phần gai.

14.   Tem DOT: Lốp xe bán tại Mỹ phải có nhãn DOT của Cục Vận tải Hoa Kỳ. 2 ký tự đầu chỉ nhà máy sản xuất, 5 hoặc 6 số sau chỉ ra lô hàng sản xuất với mục đích truy vết về sau, trong trường hợp sản phẩm bị thu hồi. 4 số sau ghi ngày sản xuất bao gồm 2 số đầu chỉ số tuần, 2 số sau ghi năm. Mã số DOT tương đương tại Châu Âu cũng được in lên trên tem này (thường bắt đầu bằng chữ e). Hiếm khi nào nhà sản xuất in cả 2 số trên lốp xe để ngăn chặn những lô hàng chợ đen trên thị trường khi có biến động tỉ giá. Nếu dãy số kết thúc bằng chữ -S nghĩa là lốp xe tương thích với tiêu chuẩn tiếng ồn quy định tại Châu Âu.


Tấn Tuy (theo Road and Track)