Hỏi: Có phải thích ăn cắp cũng là mắc bệnh? Tôi có cô em gái năm nay 35
tuổi, đã lập gia đình, là một cán bộ cơ quan nhà nước, điều kiện kinh tế
gia đình rất giàu nhưng có tính hay ăn trộm bất cứ vật gì giá trị dù
nhỏ dù lớn để tích cóp lại mà chả dùng gì... - Nguyễn Thị Nga (Hà Nội).
|
Ảnh minh họa. |
BS Đinh Việt Hùng, Khoa Tâm thần, Bệnh viện quân y 103, trả lời: Việc thường xuyên ăn cắp dù bản thân không thiếu thốn gì là một bằng chứng để nghi ngờ mắc bệnh. Có một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy, bệnh ăn cắp có liên quan đến một chất dẫn truyền thần kinh ở não là serotonin. Chính serotonin này có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Khi thiếu chất này nó tạo ra các xung động dẫn đến hành vi trộm cắp.
Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh gồm: Cuộc sống căng thẳng quá mức, ám ảnh của tuổi thơ, các rối loạn ám ảnh cưỡng bức hoặc nghiện chất. Để điều trị, bác sĩ thường cho dùng các thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) như fluoxetin, sertralin, paroxetin...
Đặc biệt là thuốc Naltrexone (Revia, Depade, Nodic) có khả năng ngăn chặn các tương tác thần kinh trong não. Các tương tác này tạo ra cảm giác hưng phấn, thỏa mãn. Khi không có cảm giác thỏa mãn, hưng phấn thì không có hứng thú ăn cắp.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
PV (ghi)