Khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, ngày 6/10/2014, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhắc lại "câu chuyện" cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu năm xưa: "Đánh chuột đừng để vỡ bình".
|
Ảnh minh họa. |
Ấy vậy mà có một vài tác giả viết bài đăng lên báo ngoại quốc, đặt câu hỏi: "Ai là chuột, ai là bình"? Thậm chí có tác giả đặt câu hỏi có tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: "Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình"? Nhân việc này, tòa soạn có đăng bài "Diệt chuột, vỡ bình quý cũng không tiếc!".
Và đặc biệt, nhân vụ việc xử lý như "muỗi đốt gỗ" sư Cường tu tại địa phận huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương xài "điện thoại sang" vừa rồi, có tác giả viết bài đặt câu hỏi rất dở: "Sư Cường là chuột hay là bình quý"?
Tôi cho rằng, "câu chuyện" Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu (trong bối cảnh đất nước ta đang có thù trong, giặc ngoài) năm xưa: "Đánh chuột đừng để vỡ bình" là hoàn toàn đúng và tương thích với mọi thời đại.
Bởi vì "bình" ở đây phải hiểu nghĩa bóng một cách vĩ mô như: Quê hương, giang sơn xã tắc, quốc gia - Tổ quốc độc lập, chế độ chính trị, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Chứ "bình" không chỉ một cá nhân ai. Kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ - vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng Bí thư của Đảng cũng có thể phải hy sinh cho Tổ quốc độc lập; có thể sẽ chết cho quê hương.
Còn "chuột" hiểu nghĩa bóng ám chỉ kẻ thù - giặc ngoại xâm và những kẻ phản động, theo giặc phản quốc, hại dân. Tất nhiên "chuột" ám chỉ cả những kẻ tham nhũng, kể cả tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị (thuộc loại giặc nội xâm)...
Phân biệt, tách bạch rõ ràng giữa "chuột" và "bình", cho thấy tư duy chưa đầy đủ của một số tác giả viết bài.
Kỹ sư Nguyễn Thành Lập