|
Ảnh minh họa. |
Trên đường lên đây tôi cũng cố tìm những giàn su su xanh mướt đó, nhưng chỉ thấy những giàn cây xơ xác, lác đác ít quả. Lại nghĩ chắc không phải mùa.
Vậy mà lên chợ vẫn thấy ngút ngàn những bó rau xanh mơn mởn chất thành đống to đống bé. Định mua thì anh lái xe nói nhỏ, rau này chở từ dưới lên đấy, không phải su su ở đây. Và khuất mắt trông coi, chắc gì đã sạch. Vậy là thôi, chẳng ai mua nữa. Nếu không phải rau sạch Tam Đảo thì về Hà Nội cũng có, tội gì. Mà nói thực, đặc sản thì phải hiếm mới quý, chứ ở đâu cũng tràn ngập như thế thì cũng thành ra bình thường. Đấy là chưa nói đến chuyện chạy theo năng suất mà người ta phun vào đó những chất độc hại gì để ngọn mập hơn, dài hơn, non hơn...
Trong bữa ăn trên Tam Đảo, ngoài món ngọn su su xào, chúng tôi còn được ăn canh rau cải thông, một loại cải mọc dại. Rất ngon, cũng bùi bùi, dai dai như rau ngót. Chợt nghĩ biết đâu vài bữa nữa loại rau này lại trở thành đặc sản. Người ta hoặc sẽ khai thác cho cạn kiệt hoặc đưa vào trồng đại trà và sẽ lại phun các loại chất kích thích. Rồi sẽ lại biến mất một loài rau dại ngon như thế thì thật tiếc.
Ở ta tôi thấy cái sự bảo vệ bản quyền, bảo vệ thương hiệu rất kém khiến cho danh xưng đặc sản thành ra loạn. Ví dụ, cam Canh, bưởi Diễn trồng ở khắp nơi, đâu đâu cũng quảng cáo là cam Canh, bưởi Diễn, trong khi đặc sản phải trồng đúng vùng đất ấy mới, chỉ ở vùng đấy thôi mới cho chất lượng tốt được. Chứ những thứ na ná như thế thì không thể gọi là đặc sản được. Cái cây cải dại kia phải để nó mọc hoang ngoài đồng, ngoài bãi, dãi dầu mưa nắng, mọc cằn cỗi, chen chúc giữa các loài cây khác thì nó mới ngọt, mới ngon...
Lại đang rộn lên việc bầu quốc hoa. Tôi thấy lo cho loài hoa nào được chọn. Liệu rồi có giống như những thứ đặc sản kia, bị chú ý quá, chăm sóc quá, lợi dụng quá rồi lại hoá ra một thứ hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Minh Anh