Mới đây, một bà mẹ đến từ Cát Lâm (Trung Quốc) đã đăng tải lên mạng xã hội đoạn clip ghi lại cảnh cậu con trai bụ bẫm làm bài tập với vẻ mặt nhăn nhó, mếu máo khiến dân mạng không khỏi thích thú.
Theo như đoạn clip, thời điểm cậu bé vẫn đang làm bài tập đã là gần nửa đêm, có lẽ vì đã quá mệt nhưng bài tập về nhà vẫn còn chất đống nên cậu bé vừa làm bài tập, vừa tủi thân khóc thút thít.
Cậu bé vô cùng bứt tay chân, hết nhìn camera rồi quay sang nhìn mẹ ở phía sau như chờ tín hiệu cho phép nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vì mẹ vẫn im lặng canh chừng nên cậu chỉ đành phải tiếp tục cặm cụi làm bài.
Ngay sau khi được chia sẻ, đoạn clip đã nhận được sự quan tâm của nhiều người với hàng nghìn lượt thích, hàng trăm chia sẻ và lời bình luận. Hầu hết mọi người để không thể nhịn cười trước biểu cảm "tội nghiệp" của cậu bé.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng người mẹ nên cho con trai nghỉ ngơi thay vì bắt cậu bé học quá muộn như vậy. Học tập với cường độ cao có thể không có lợi cho sự phát triển của trẻ, thậm chí còn mang đến tác dụng ngược.
Cha mẹ ép con học quá nhiều sẽ có tác động tiêu cực như thế nào?
1. Tạo ra tâm lý chống đối
Nếu trẻ không muốn làm hoặc không hứng thú với việc đang làm, nhưng vẫn bị cha mẹ miễn cưỡng. Ngay cả khi trẻ không nói ra, thì sự bất mãn của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian. Tâm lý của trẻ sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trẻ sẽ không muốn học, không thích học dẫn đến kết quả học tập sụt giảm, khác xa so với kết quả kỳ vọng của cha mẹ.
2. Thiếu tư duy và sáng tạo
Khi việc học trở nên nhàm chán, trẻ sẽ học và tiếp thu một cách máy móc. Trẻ sẽ không tìm hiểu sâu vấn đề và thiếu sự linh hoạt áp dụng vào thực tế.
3. Áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Học hành nhồi nhét và quỹ thời gian chiếm quá nhiều sẽ khiến trẻ không có thời gian nghỉ ngơi. Trẻ sẽ mất dần hứng thú với chuyện học, đồng thời cảm giác mệt mỏi sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung và sức khỏe của trẻ.
Theo Linh Chi / Doisongphapluat