Bình minh tại vùng biển Ba Làng An. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Theo báo Văn Hóa, Ba Làng An còn có tên gọi khác là Ba Tân Gân. Thời xưa, ở đây có ba làng cùng có tên là An: An Hải (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), An Vĩnh, An Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) mang vẻ đẹp mộc mạc với những bãi đá núi lửa nối nhau tít tắp.
Khung cảnh nhộn nhịp buổi họp chợ sáng của ngư dân vùng biển. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Vùng biển này thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng, khung cảnh họp chợ nhộn nhịp vào buổi bình mình và hải sản tươi ngon.
Anh Cao Việt Cường, người dân Quảng Ngãi, chia sẻ “Tại khu vực chợ hải sản biển Ba Làng An, ngư dân đi đánh bắt từ chiều hôm trước, tới sáng sớm hôm sau vào bờ với đầy ắp sản vật từ biển cả. Giá hải sản ỏ đây rẻ mà tươi ngon. Du khách có thể đốt lửa ngay bờ biển và nướng hải sản, thưởng thức trọn vẹn hương vị biển cả”.
Đến đây, du khách sẽ có dịp thưởng thức các loại hải sản tươi ngon. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Gần biển Ba Làng An còn có một miệng núi lửa rộng khoảng 30m2, bên trong miệng núi lửa có nhiều rong biển, còn bên ngoài có rạn san hô đầy sắc màu rực rỡ, ẩn hiện trên các phiến đá trầm tích. Tất cả kết hợp một cách hài hòa, tạo nên cảnh đẹp độc đáo mà ít nơi nào ở Quảng Ngãi có được.
Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Trạm đèn biển Ba Làng An. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Ngoài ra, khi đến đây, du khách cũng nên dành thời gian khám phá trạm đèn biển Ba Làng An ở mỏm ngoài cùng của mũi Ba Làng An. Nó đã được khoác lên mình màu sơn mới sáng loáng, thay cho vẻ rêu phong, cũ kỹ trước đây.
Một góc biển Ba Làng An. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Tại trạm đèn này, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, nhìn bao quát cả những vị trí đẹp nhất của Ba Làng An. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Tại trạm đèn này, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, nhìn bao quát cả những vị trí đẹp nhất của Ba Làng An, ngắm núi nham thạch trải dài thoai thoải theo bờ biển và đảo Lý Sơn ẩn hiện giữa biển trời.
Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Những mỏm đá đen ấn tượng ở Ba Làng An. Ảnh: Cao Việt Cường Cavicu
Ba Làng An là nơi có địa đạo Đám Toái được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.
Theo Đăng Huy/Sài Gòn Tiếp Thị