Những chỉ số "khủng" khiến Nhật trở thành "ông kẹ" của bóng đá châu lục

Google News

(Kiến Thức) - Trước trận tứ kết Asian Cup 2019, các chuyên gia đã đưa ra những con số chứng tỏ sự đáng sợ của Nhật Bản.

Những ngày qua, sau khi đội tuyển Việt Nam vượt qua Jordan để lần thứ 2 ghi tên mình vào vòng tứ kết Asian Cup 2019 (lần đầu tiên năm 2007 tổ chức tại Việt Nam), báo giới châu Á nhắc đến thầy trò HLV Park Hang-seo như một hiện tượng.
Thậm chí, nhiều tờ báo còn cho rằng chính các "chiến binh sao vàng" là thế lực mới của bóng đá châu Á bằng lối chơi đầy tính toán nhưng không thiếu dũng cảm của mình.
Tuy nhiên, đối thủ ở vòng tứ kết của đội tuyển Việt Nam lại là một "ông kẹ" của bóng đá châu lục và các chỉ số dưới đây của Nhật Bản khiến nhiều NHM phải e sợ.
Nhật Bản phòng ngự hay như Atletico
Nếu nhìn các trận đấu kể từ đầu Asian Cup 2019, Nhật Bản luôn được đặt cửa trên so với các đối thủ ở cùng bảng đấu như Oman, Turkmenistan và Uzbekistan. Các “Samurai xanh” đều có các chiến thắng nhẹ nhàng và đạt được 9 điểm tuyệt đối. Họ bước vào tới vòng tứ kết sau khi vượt qua Saudi Arabia với chiến thắng có cách biệt tối thiểu là 1-0.
Trong trận đấu ở vòng 1/8 VCK Asian Cup 2019 với đối thủ cũng có "số má" là Saudi Arabia, Nhật Bản chỉ giữ bóng vỏn vẹn 23%, thực hiện 197 đường chuyền với tỷ lệ chính xác là 60%. Đây là một tỷ lệ cực thấp với một đội bóng có kỹ, chiến thuật tốt như Nhật Bản.
Nhưng các chỉ số trên đều không có ý nghĩa nhiều với Nhật Bản khi họ có điều mình muốn đó là chiến thắng để ghi tên vào vòng 8 đội mạnh nhất Asian Cup 2019.
Thả cửa cho đối phương kiểm soát bóng nhiều hơn, thực hiện nhiều đường chuyền hơn và tung ra nhiều cú dứt điểm hơn nhưng hàng hậu vệ của HLV Moriyasu Hajime vẫn đứng vững. Cái hay trong hệ thống phòng ngự của Nhật Bản đó là để cho đối thủ tấn công trung lộ, xẻ biên, tạt cánh đánh đầu đều không hiệu quả.
Bóng được đưa vào vòng cấm đều bật ngược trở lại. Ngay cả khi các cầu thủ Saudi Arabia kiểm soát được bóng từ tình huống phá ra, họ cũng không thể dứt điểm vì Nhật Bản pressing quá tốt.
Nhung chi so
 
Lối chơi này của Nhật Bản làm nhiều người mộ điệu túc cầu giáo nhớ đến sự thực dụng đã mang đến thành công Atletico Madrid của HLV Diego Simeone ở mùa giải 2014/2015.
Không quan tâm tới thời lượng kiểm soát bóng, có bóng là phất dài vượt tuyến để các tiền đạo có thể hình và tốc độ để bứt tốc, tận dụng tối đa để xử lý hoàn hảo các tình huống bóng chết, đặc biệt là không ngần ngại va chạm để giảm thiểu các pha vay hãm của đối thủ.
Nhật Bản bất ngờ như Real
Real Madrid dưới thời Zidane nổi bật với lối chơi biết mình biết người. Khi cần phòng ngự họ sẵn sang co cụm nhưng khi xác định được đối tượng dưới cơ, "Kền kền trắng" sẵn sàng “bung lụa” để tấn công phủ đầu đối thủ.
Nhung chi so
 
Nhìn lại Nhật Bản ở Asian Cup 2019 cũng vậy. Về lối chơi và chiến thuật, Nhật Bản đang tương đồng với "Kền kền trắng" dưới triều đại của Zidane. Bằng chứng đó là những trận đấu với Turkmenistan và Oman, những đối thủ dưới cơ, Nhật Bản đã chơi tấn công"bung lụa", kiểm soát bóng vượt trội 70% và 63%, thực hiện 673 và 457 đường chuyền, tỉ lệ chuẩn xác đạt trên 80%.
Nhưng khi gặp các đối thủ được đánh giá "ngang kèo" như Uzbekistan và Saudi Arabia, Nhật Bản lại chọn lối đá phòng ngự rình rập và chỉ cần có cơ hội là sẵn sàng bắt đối phương trả giá dù cả nhận thể hiện được các chỉ số áp đảo.
Ở trận đấu với Uzbekistan, Nhật Bản bị thua ở phút 40, họ ngay lập tức xua quân lên tấn công và chỉ mất 3 phút để quân bình tỉ số. Còn với Saudi Arabia, họ chơi phòng ngự nhường thế chủ động cho đối phương nhưng bàn thắng vẫn đến từ một tình huống phạt góc, các "Samurai xanh" đã cho cả thế giới Ả Rập biết thế nào là "phạt góc đánh đầu".
Thiên Anh