Cuộc sống học tập, làm việc vất vả ở Nhật Bản khiến nhiều người Việt trẻ ở Nhật kiệt sức hay tìm đến cái chết.
Theo ni cô Thich Tam Tri, 40 tuổi, phần lớn trong số 81 người trên là các học sinh hoặc thực tập sinh ở độ tuổi ngoài 20 hoặc 30. Có 4 người trong số này qua đời hồi tháng 7 vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc là tự tử.
Không chỉ người Việt Nam, ngày càng nhiều sinh viên và thực tập sinh nước ngoài đến Nhật Bản và nhiều người đã qua đời vì làm việc quá sức, bị ốm hoặc do áp lực cuộc sống.
Các chuyên gia cho rằng chính phủ Nhật cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện môi trường làm việc và có những biện pháp hỗ trợ những thực tập sinh và sinh viên đang sống, học tập và làm việc tại đây.
Trong các bài vị đặt ở đền Nisshinkutsu, có một người Việt từng làm việc liên quan tới sơn công nghiệp. Người đàn ông này đã tự tử vào ngày 15.7.2018 với lá thư tuyệt mệnh gửi cho công ty, gia đình ở Việt Nam và em trai ở Nhật. Nội dung lá thư bao gồm sự chán nản và tuyệt vọng trong cuộc sống.
Trước đó một ngày, người đàn ông này gọi điện cho cậu em trai, nói rằng: “Anh cô đơn lắm. Anh đang uống bia một mình”. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy anh này treo cổ tự tử.
Giấy báo tử của một người đàn ông 31 tuổi qua đời hồi tháng 6 nêu nguyên nhân tử vong là suy tim. Một kỹ thuật viên khác mới ngoài 20 tuổi được đồng nghiệp phát hiện đã chết vào buổi sáng.
Ni cô Tam Tri đến Nhật năm 2000 và tư vấn giúp đỡ người Việt Nam kể từ đó. Hồi tháng này, một thi thể sinh viên Việt Nam được tìm thấy ở Hokkaido. Bà giúp tổ chức lễ an tang cho người này.
“Những thực tập sinh và sinh viên cảm thấy căng thẳng vì rào cản ngôn ngữ. Họ bị suy dinh dưỡng vì chỉ dám ăn mì hộp để tiết kiệm tiền. Họ làm việc quá sức và trở nên bất ổn về cả thể chất lẫn tinh thần”, ni cô nói.
Nhiều người tìm mọi cách để tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam, hoặc trả nợ số tiền vay mượn để mình sang Nhật.
Junpei Yamamura, 63 tuổi, một bác sĩ nắm rõ tình hình, nói: “Những người khỏe mạnh ở độ tuổi 20-30 là điều bất thường. Họ làm việc quá sức trong khi áp lực tinh thần đã làm tổn hại đến cơ thể họ”.
Yamamura từng tới Việt Nam hồi tháng 3 và gặp cha của một thanh niên 20 tuổi, vốn qua đời tại tỉnh Miyagi hồi cuối năm 2017. Thanh niên này đã tới Nhật Bản sau khi gia đình anh trả 10.700 USD thông qua một công ty môi giới địa phương, với vọng có thể thu hồi vốn cũng như kiếm tiền cưới vợ.
Công ty môi giới nói với cha của thanh niên rằng con ông chết vì bệnh tim và gửi lại tro cốt cho gia đình.
Yamamura cảm thấy chính sách của chính phủ Nhật chưa thực sự phù hợp để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài sống và làm việc ở Nhật. Nhiều công ty Nhật sẵn sàng nhận cả sinh viên và thực tập sinh làm việc, khiến những người trẻ này trở nên kiệt sức.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, số lượng người Việt Nam tới sống ở Nhật đã tăng gấp 7 lần. Con số này là từ hơn 36.000 người vào năm 2007 tới 262.405 người vào năm 2017,do quan hệ song phương Việt-Nhật khởi sắc cũng như tình trạng thiếu lao động của Nhật.
Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành nước xếp thứ 3 có số lượng người sinh sống ở Nhật, sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào cuối năm 2015 là 57.581 người và đã tăng tới 123.563 người vào cuối năm 2017. Hiện chưa rõ có bao giờ thực tập sinh và sinh viên nước khác qua đời ở Nhật.
Shoichi Ibusuki, một luật sư hiểu biểt về vấn đề nói rằng, nhiều thực tập sinh phải làm việc vượt quá mức 28 giờ mỗi tuần cho phép. Nhiều người bị buộc phải gánh món nợ trước khi đến Nhật hoặc bị cấm không được tham vấn các văn phòng kiểm định tiêu chuẩn lao động hoặc luật sư.
Theo Đinh Văn Bình/Baophapluat.vn